Vua vàng Hoàng Đế

0
1043

Vua vàng Hoàng Đế

Hoàng Đế, còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế (轩辕黃帝), là một vị quân chủ huyền thoại và là anh hùng văn hoá của Văn minh Trung Hoa, được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán. Chữ Hoàng (黃) ở đây hàm nghĩa sắc vàng, là màu biểu trưng cho hành Thổ. Hiểu nôm na “Hoàng Đế” là “Vua Vàng”, khác với Hoàng (皇) trong Hoàng đế, là danh xưng của các quân chủ kể từ thời nhà Tần.

Hoàng Đế được coi là một trong Ngũ Đế, đứng đầu danh sách chính thống này. Theo huyền sử Trung Quốc, ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN và là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc. Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc (涿鹿) đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán.

Hoàng Đế có họ là Công Tôn thị (公孙氏), do sống ở gò tên gọi Hiên Viên (轩辕) nên từ đó ông được gọi là Công Tôn Hiên Viên (公孙轩辕), là con của Thiếu Điển và con gái bộ tộc Hữu Kiệu là Phù Bửu (附宝). Mẹ ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông.

Thuở nhỏ, ông rất thông minh, có tính thần linh, dáng vẻ ngoài rất kỳ dị, khi còn bọc trong tã đã biết nói, lớn lên cần cù hiểu biết sáng suốt, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức, được bầu làm tù trưởng bộ lạc Hữu Hùng (有熊氏). Hoàng Đế sinh ra ở đất Thọ Khâu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) sau chuyển đến sống ở ven sông Cơ Thủy, từ đó mới lấy tên sông làm họ Cơ (姬).

Thời thượng cổ, ba vị vua đầu tiên của Trung Hoa được coi là ba vị thần ngự ngay tại trần gian. Tên của những vị đế vương này vô cùng đa dạng và phong phú tại những thời kì và vùng miền khác nhau. Trong suốt vương triều nhà Hán, danh sách trên bao gồm Phục Hy (chồng của Nữ Oa, thần sáng tạo), Thần Nông (vị thần của Nông nghiệp), và Hoàng Đế hay còn được gọi là “Vua Vàng”.

“Vua Vàng” có lẽ được lấy hình tượng dựa trên một vị vua hoặc một người đứng đầu đã từng sống ở khu vực sông Hoàng Hà hàng nghìn năm trước. Sau cái chết của Hoàng Đế, vị vua này được kính trọng coi như một vị tiểu thần. Qua thời gian, tiếng tăm của Hoàng Để ngày càng lớn, tạo cảm hứng cho những câu chuyện về huyền thoại chính bản thân mình. Bắt đầu từ thời nhà Tần, tất cả những người cai trị Trung Hoa đều lấy danh là Hoàng Đế, liên hệ bản thân họ với “Vua Vàng” và những truyền thuyết về vị “thần – vua” này.

Danh tiếng của Hoàng Đế lan ra rộng rãi trong vai trò như một anh hùng dân tộc (Một người anh hùng dân tộc là một nhân vật huyền thoại trao những “công cụ” thiết yếu, quan trọng đến nền văn minh loài người cho thế gian. Vô vàn những câu truyện về việc “Vua Vàng” trao những “phát minh” quý giá cho bách tính ví dụ như hệ thống quản lí nhà nước, hay bánh xe làm gốm (hay còn gọi là bàn quay làm gốm),… Những sử gia thời nhà Hán kêu ông như người sáng lập ra văn hóa Trung Hoa và là tổ tiên của người Hán

Truyền thuyết cổ xưa cũng khắc họa chân dung “Vua Vàng” như một chiến binh dung mãnh. Mặc dù kéo dài trong hòa bình, Hoàng Đế vẫn bị lôi kéo vào những cuộc chiến chống lại hàng loạt những kẻ thách thức uy quyền của mình. Ông đánh bại từng kẻ thù bằng sức mạnh siêu nhiên của bản thân và tài năng bậc thầy điều khiển động vật hoang dã và nước. Xuyên suốt những chiến thắng của mình, Hoàng Đế khôi phục lại ý tưởng của Đạo giáo về sự cân bằng và dung hòa đến Thế giới.

Cách đây hơn 4000 năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Hoàng Đế là một trong những thủ lĩnh bộ lạc nổi tiếng nhất trong truyền thuyết.

Bộ lạc Thiểu Điển, do Hoàng Đế làm thủ lĩnh, ban đầu sống ở vùng Cơ Thuỷ thuộc tây bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc bắt đầu định cư, phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Viêm Đế Thần Nông Thị là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế, cư trú tại vùng Khương Thuỷ ở tây bắc Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Viêm Đế có họ hàng thân tộc với Hoàng Đế. Còn Xi Vưu là thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê. Họ chế tạo ra các loại vũ khí như đao, kích, cung, nỏ, thường dẫn bộ lạc đi xâm chiếm, cướp phá các bộ lạc khác.

Có lần, Xi Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế. Viêm Đế đem quân chống lại nhưng thất bại. Viêm Đế đành chạy đến Trác Lộc, xin Hoàng Đế giúp đỡ. Hoàng Đế liên kết các bộ lạc, chuẩn bị lương thực, vũ khí, triển khai một trận quyết chiến với Xi Vưu trên cánh đồng Trác Lộc.

Về trận đại chiến này, đã có nhiều truyền thuyết hoang đường, khi quân của Hoàng Đế thừa thắng đuổi theo quân của Xi Vưu, trời bỗng nổi cuồng phong, là do Xi Vưu đã được sự giúp đỡ của thần gió, thần mưa. Hoàng Đế cũng nhờ Thiên Nữ giúp đỡ. Cuối cùng, Xi Vưu bại vong. Những truyền thuyết trên chỉ có tính chất phản ánh sự khốc liệt của cuộc chiến. Từ đó, Hoàng Đế được nhiều bộ lạc ủng hộ. Nhưng sau đó 2 bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế lại nảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Phản Tuyền, Viêm Đế thất bại. Từ đó Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc các vùng Trung Nguyên.

Trong các truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thuỷ tổ của người Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu của Hoàng Đế. Viêm Đế và Hoàng Đế vốn thân thuộc nên sau này hai bộ lạc lại hoà hợp, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm-Hoàng, họ tự gọi mình là Viêm Hoàng Tử Tôn (炎黃子孙).

Để kỉ niệm vị tổ tiên chung đó, người ta xây lăng Hoàng Đế ở Kiều Sơn, phía bắc huyện Hoàng Lăng tỉnh Thiểm Tây. Từ sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất, mỗi năm đều có lễ cúng bái lăng Hoàng Đế, được liệt vào hàng Đại điển[8], vì vậy được gọi là Thiên hạ đệ nhất lăng (天下第一陵). Nhưng thực tế trong lăng chỉ có y quan chôn để tượng trưng mà thôi.

Có truyền thuyết kể rằng, sau khi Hoàng Đế băng hà, một đêm Rồng thiêng đáp xuống tẩm cung đón Hoàng Đế lên trời. Để đáp lại công lao của ông, ông được phong thần, trở thành Ngọc Hoàng.