NEITH

0
658

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Nữ thần Neith (hay Nit, Net, Neit) là một trong những vị thần được thờ phụng lâu đời nhất Ai Cập cổ đại, khoảng từ trước khi các triều đại được hình thành (năm 6000-3150 TCN) tới tận triều đại Ptolemaic (năm 328-30 TCN). Bà được thờ như nữ thần sáng tạo thế giới, nữ thần của săn bắn, chiến tranh, trí tuệ, nghề dệt và cả việc mai táng. Bởi vậy nên trong các biểu tượng của Neith, gồm mũ miện Deshret, thanh kiếm, lá chắn, con thoi dệt và mũi tên, người dân thành phố Sais/Zau – trung tâm của việc thờ Neith – đã lấy biểu tượng thành phố là hình mũi tên bắt chéo.

Gia phả của Neith có phần lằng nhằng. Trong các ghi chép, Neith là vợ của Khnum và mẹ của Sobek, song cũng có ghi chép bà là vợ của Sobek. Theo Iunyt (Esna), Neith là mẹ của Ra và cũng là người tạo ra kẻ thù của Ra, con rắn Apep.

Tương truyền, Neith đã dệt nên thế giới này bằng con thoi của mình. Hành động này làm người dân gắn bà với việc dệt vải niệm dành cho người chết, nên Neith dần trở thành nữ thần chăm lo việc mai táng cùng với Nephthys. Và cùng với Isis, Serket, Nephthys, Neith được coi là một nữ thần quan trọng. Tới nay giới khảo cổ đã tìm thấy hình ảnh miêu tả nữ thần cùng ba vị thần vừa nêu trên những bình canopic trong lăng mộ Iutankhamun.

Chính Neith đã kết thúc mâu thuẫn giữa Set và Horus bằng cách mở rộng bờ cõi Ai Cập. Bà tuyên bố Horus là vua hai miền Ai Cập, còn Set được ban cho vùng đất riêng cùng hai thê thiếp.