Tổng hợp các Review phim Joker 2019

0
1321

[REVIEW KHÔNG SPOIL] JOKER (2019) – KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI ĐI XEM NGOÀI RẠP
Hiếm thấy có bộ phim nào ngoài chủ đề Siêu Anh Hùng mà Sneakshow ở Việt Nam đông như thế. Hôm nay xem ca 21:300 mà rạp kín bưng không còn chỗ. Điều này thể hiện rằng dân tình Việt Nam quan tâm đến phim ra phết. Có lẽ, bây giờ cũng tương đối nhiều review trên mạng viết hoa lá hẹ đủ kiểu rồi nên mình sẽ chỉ ngắn gọn vài ý bên dưới để mọi người tiện tham khảo:
– Bộ phim RẤT KHÓ xem, vì nó cứ chầm chậm và không có kịch tính đẩy lên cao trào đâu. Đừng trông mong gì nhiều.
– Bộ phim này KHÔNG PHÙ HỢP với số đông thị hiếu. Nhiều người xem xong đã nói khi ra về là “em/anh/tao vẫn chưa cảm được phim này”. Giữa phim thì cũng tầm chục người bỏ về. Mình đoán là do bạn nữ không thích/không hợp phim dạng này.
Thế nên, nếu bạn trông chờ vào một bộ phim với các hành động hay kế hoạch lớp lang hack não này kia thì xin đừng đi xem làm gì. Đây là một bộ phim Hàn lâm, rất là Oscar-material, là một bộ phim thuần tâm lý có pha chút yếu tố tội phạm. Nếu đang tìm kiếm một trải nghiệm giải trí hay sắp xếp một buổi hẹn hò, xin đừng chọn bộ phim này.
Còn nếu đã đủ dũng cảm vượt qua mấy cái gạch đầu dòng ở trên thì mình sẽ nói ngắn gọn tiếp như sau:
– Bộ phim là một cuốn nhật ký về việc “anh Arthur Fleck đã trở thành tội phạm như thế nào”. Mạch phim sẽ là hôm nay anh Arthur làm cái này. Ngày mai, anh Arthur làm cái kia. Cứ thế cho đến hết phim. Để dễ hiểu hơn, hãy nghĩ nó là một bộ phim thuộc thể loại coming of age (trưởng thành) phiên bản người lớn – có súng, có máu me. Nó cũng giống như Boyhood hay Lady Bird năm nào nhưng nặng nề hơn.
– Đây là một bộ phim “vô cùng độc ác”, nguyên văn mình nói với ông bạn mình là người dịch phim này. Vì nó khắc hoạ sự điên loạn của xã hội mà từ một Arthur Fleck hiền lành chịu khó luôn khao khát được cống hiến, được thấu hiểu, được yêu đã trở thành Joker. Joker chính là sản phẩm sinh ra từ sự điên loạn đó.
– Âm nhạc phim rất hay, đậm chất thập niên 60.
– Phim quay theo bố cục đối xứng, đúng kiểu Phượng thích. Với mình thì nó cực kỳ đẹp.
– Joaquin Phoenix bị điên đấy thật đấy, chứ không phải ông ý diễn đâu.
Trước khi xem, mình không hề đọc 1 dòng review nào trên mạng và mình vui vì đây là quyết định đúng đắn. Nếu bạn hỏi ý kiến mình có nên xem hay không thì mình sẽ bảo là không. Bởi sự hấp dẫn của Joker (2019) có phần nào được thổi phồng. Đến thời điểm này, khi các bộ phim SAH xanh đỏ tím vàng chưởng lực bay ngợp trời đã phần nào trở nên bão hoà, người ta bắt đầu tìm về những trải nghiệm old school như The Dark Knight. Chính vì vậy, bản thân ngay từ cái tên Joker nó đã đủ hấp dẫn và kéo khán giả rồi. Còn xem xong có thấy thích không thì…
Mình đã khóc 2 lần khi xem trailer của phim. Mình thích phim này và đã book vé cho cuối tuần này đi xem tiếp. Đơn giản đó là sở thích cá nhân và mình cũng đang rảnh nữa. Còn nếu bạn vẫn cứ muốn hỏi mình là có nên đi xem không thì câu trả lời của mình là vẫn là KHÔNG.

JOKER 2019 – ĐỈNH CAO CỦA TỘI PHẠM

Mình biết có nhiều người sau khi xem xong phim sẽ có ý kiến trái chiều. Phim thể loại gì mà cổ vũ bạo lực, giết người. Điên! Phải cấm chiếu, phải cấm không trình chiếu các thể loại như thế này…vân vân và mây mây… Để mình nói thế này một tác phẩm nghệ thuật hay là tấm gương phản ánh giá trị hiện thực sâu sắc, chứ không nhằm dậy dỗ ta phải làm người như thế nào. Và dưới đây chỉ là cảm nhận của cá nhân mình và spoil phim khá nhiều nên nếu bạn nào chưa xem hãy ra rạp trước đi nhé.

Cảnh phim khởi đầu bằng cách trực tiếp giới thiệu nhân vật, ở đó Arthur đang ngồi trước bàn trang điểm nơi làm việc, khuôn mặt thất thần có lẽ hơi có chút rầu rĩ và phải móc tay vào miệng để tạo 1 nụ cười. Như để báo trước dù cuộc đời anh có buồn chán như thế nào thì cũng phải cố fake một nụ cười như thế. Không chỉ là cái nghề mà còn là chiều hướng tích cực của cuộc đời. Ấy vậy mà chỉ vài giây sau đó thôi, hình ảnh anh biểu diễn vui vẻ trước đường phố (dù là để quảng cáo cho doanh nghiệp phá sản) đã ngay lập tức bị bọn nhóc (vâng, chính xác là bọn nhóc đó) cướp mất tấm bảng và đánh anh không vì lý do gì. Hình ảnh chú hề thảm hại nằm quay quắt trong ngõ làm mình buồn vô cùng không chỉ bởi người đàn ông ấy không đủ sức tự vệ, không chỉ bởi người dân trong thành phố đều làm ngơ trước tiếng kêu của anh, mà còn bởi những kẻ bắt nạt anh làm trò vui ấy là những đứa trẻ con, những tâm hồn đáng nhẽ phải trong trắng thánh thiện còn đang đi học. Thế mà chúng ở đây trong ngõ tối u ám hành hạ một người không có khả năng tự vệ, đủ để thấy một Gotham đã suy đồi như thế nào.

Tiếp sau đó, hành loạt các thủ pháp ẩn dụ châm biến, nâng lên để sau đó dìm xuống càng khắc hoạ rõ những nét người và nét bệnh trong tâm hồn Arthur. Người đàn ông ấy có muốn trở thành người bình thường để hoà nhập xã hội không? Câu trả lời chắc chắn có, bởi anh đã cố gắng là nơi nương tựa cho mẹ già, đã cố có một công việc ổn định cùng ước mơ trở thành danh hài độc thoại, kể cả biết mình bệnh anh cũng chịu khó chữa trị, thậm chí anh còn có thần tượng cho riêng mình – ông là lẽ sống, là kim chỉ nam cho những gì anh muốn vươn đến. Nếu chỉ dừng lại ở đó thôi ta sẽ chỉ thấy thương cảm cho người đàn ông này, ở anh ta bệnh, anh ta nghèo, anh ta cũng như bao người khác phải bươn trải và vật lộn với cuộc sống. Những gì xảy ra tiếp theo với Arthur như vượt qua những định nghĩa khổ cực hạn trong lòng chúng ta. Tầng tầng lớp lớp xô vào tâm hồn anh và phá đi con đê cuối cùng. Bị cả xã hội chán bỉ, khinh bị, những người tưởng chừng thân cận nhất với anh, thương anh cũng đều là giả tạo, kẻ là sản phẩm của trí tưởng tượng, kẻ vô tâm ngồi cho có, và kẻ tự nhận là mẹ anh, người luôn gọi anh là Happy và khuyên anh phải mỉm cười trước cuộc sống, thực chất cũng là một kẻ tâm thần và vô cảm với việc con bị bạo hành.

Mình rất thích các cảnh quay và nhạc phim lồng ghép dường như không có chút nào thừa thãi. Từ những cảnh mở đầu Arhur lê từng bước chật vật lên bậc thang để tới đỉnh như là cố gắng của anh để bám lấy những luân lý đạo đức, để rồi khi lần đầu tiên anh thừa nhận với bản thân, lần đầu tiên anh thả tự do cho những cay đắng, khát khao và bản chất điên loạn bên trong mình, Joker đã nhẩy múa từ những bậc thang đạo đức đi xuống. Hình ảnh ấy thật đẹp, thật hoang dại mà cũng xót xa, nó vương vấn tâm trí mình cho đến khi Arthur tự tay bắn người đàn ông vẫn luôn là niềm cảm hứng cho anh, cho anh tiếng cười nhưng cũng lấy anh ra làm trò mua vui cho thiên hạ. Và khi ấy một Arthur thảm thương bất lực đã hoàn toàn biến mất còn Joker đã có một màn ra mắt thành công. Còn gì đau đớn hơn khi người ta phải vượt lên số phận bằng cách chà đạp lên chính nó.

Nực cười thay kẻ không có gì để cười lại mắc chứng bệnh cười không thể kiềm chế. Cuộc đời của Joker tưởng chừng như một trò đùa như chính cái tên của hắn, nhưng thực sự lại càng hiện rõ những bất công của xã hội man rợ suy thoái xuống cấp mọi mặt về đạo đức. Joker chính là đứa con được sinh ra như thế như một câu hắn đã hỏi nhưng cũng là sự khẳng định: “Is this just me or it’s getting crazy out there?”. Hắn không thực sự tồn tại trong mắt xã hội cho đến khi hắn cho thế giới thấy sự điên loạn của mình.

Cá nhân mình thấy Heath Ledger là nam diễn viên xây dựng thành công nhất tượng đài Joker đỉnh cao điên loạn khi đã là tội phạm. Thì Joaquin Phoenix cùng với vị đại diễn đại tại Todd Phillips đã đem lại cái nhìn đắt giá nhất về cách Joker hình thành và tấn bi hài kịch chân thực đến cùng cực về chuyện đời của hắn. (Đặc biệt tiếng cười hoang dại của Joker Phoenix mà mình tin chắc sẽ còn ám ảnh trong thời gian dài).

Có một điều đáng tiếc là Việt Nam cắt 12p phim mà mình nhất định sẽ chờ khi có bản uncut.

Điểm: 9/10. Cực phê!

NO SPOIL – JOKER | TAKE 1
Điều đầu tiên phải nói là, để có một trải nghiệm tuyệt vời nhất thì bạn chỉ nên xem trailer trước khi ra rạp. Nếu chưa thể xem suất sớm nhất có thể thì tốt nhất nên tránh xa mxh hay các bài review về phim. Tính thời sự cũng như chiều sâu về nội dung sẽ khiến cho các ae, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ hài, cà khịa (er)… không thể nào ngưng rời xa bàn phím để “bóc trần” bộ phim.
Todd Phillips ko phải tay mơ nhưng cũng chả phải kiểu đạo diễn kiểu mẫu có những phim phải xem. Todd một vài phim khá ra gì như là trilogy Hangover, War Dogs và một phim mình đặc biệt thích dù nó bình thường thôi Due Date (2009) – phim hiếm hoi của Robert bên cạnh Sherlock Holmes khiến ta cảm thấy thú vị. Việc ổng làm Joker khiến mình khá nghi ngờ vì tính nặng đô của nhân vật này.
JOKER về cơ bản là một bản update của Taxi Driver với một hình tượng hợp thời đại hơn. Tuy vậy điều này cũng cho thấy những vấn đề chưa bao giờ cũ và có lẽ sẽ còn tồn tại mãi về sau.
Nếu bạn chưa xem Taxi Driver thì có lẽ bạn sẽ cho Joker 9… thậm chí 10 nếu là fan DC or comic (khá là chắc kèo), còn nếu đã xem rồi bạn sẽ thấy một vài thứ TD làm đc mà Joker làm ko tới hoặc chỉ là làm khác đi do phim vay mượn từ khá nhiều nguồn. Dù rằng Arthur có vẻ bảnh hơn (dù sao thì đây cũng là một mẫu nhân vật hình tượng điển hình ăn sâu và tiềm thức pop culture) nhưng kể ra thì mỗi phim vẫn có cá tính của riêng mình. Mà ko biết vô tình hay hữu ý nhưng main actor của TD là Robert De Niro cũng đóng một vai khá “heavy” trong JOKER.
Nhạc cũng khá, không quá xuất sắc nhưng ổn, cho 7 (dạo này hơi khó tính, tùy cảm nhận mỗi ng nữa). Nhưng mà xem xong chs về lại toàn nghe La Vie en Rose (bài này ko có trong film nhé, ko OST luôn).
Về vấn đề tranh cãi hay quan ngại của critic thì có vẻ mọi người đều có lý. Những ng thực tế, tỉnh táo rõ ràng sẽ đánh giá cao bộ phim ở các thông điệp truyền tải đầy thực tế không né tránh. Một vài critic bảo thủ cũng có lý khi lo lắng về JOKER, tuy vậy thì Todd Phillips ko phải là một vị đạo diễn thực sự quá hàn lâm hay thâm sâu, vì vậy cũng nên nhìn phim một cách lạc quan thay vì negative quá mức. Mình rất thích cách nghĩ rằng JOKER của Arthur Fleck là một ý niệm, một chủ nghĩa chứ không hẳn là một nhân vật.
Một điều khá thú vị là hình tượng về Thomas Wayne thì không mới nhưng cách làm của phim khiến cho chúng ta có cách nhìn bớt thiện cảm (thậm chí thấy ghét). Một vài tình tiết kinh điển về TDK được biến tấu đôi chút thôi nhưng đủ khiến thứ trở nên thực tế, thời đại hơn và cũng bao quát hơn. Và hồi kết cũng là cao trào đủ khiến người ta thèm thuồng về một phần sequel cho bộ phim dẫu rằng không dưới một lần thấy Joker trên màn ảnh.
JOKER chậm và đặc biệt nên xem một mình để cảm nhận được chiều sâu cũng như cảm xúc của nhân vật. Đây không phải một bộ phim dành cho đại chúng giống như Watchmen trước đây nhưng danh tiếng của JOKER, cộng những màn chạy đà quảng cáo hoàn hảo, sự thèm khát của cộng đồng fan DC sẽ giúp phim có doanh thu khá ổn, mị chắc là như vậy.
– Sao phim đẹp thế nhỉ? Phải chăng nó có chứa tỉ lệ vàng? Nhìn nụ cười Joker mà xem, chắc chắn là tỉ lệ vàng rồi!
Arthur hút thuốc khá nhiều, mà nghi là hất cùn lắm. Ngta nói hút thuốc bổ phổi mà thấy y cười hoài. Đàn ông là nói không với chất kít thít, chả nhẽ lại như người ae không đội trời chung lâu năm ‘Zorro the Gay Blade’? Ko có ý gì về LGBTQ nhưng đây là một eater egg trong phim nếu ai để ý, mà thực tế các scene hất cùn của bố cũng ngầu bỏ mẹ.
Bên cạnh cảnh hút thuốc thì có một cảnh xuất hiện khá nhiều là những lần Affleck xuất hiện sau tấm lưới và tấm kính (đều có trong 2 trailer). Và trong điện ảnh thì những cảnh như vậy thường biểu thị sự “tù túng” chật hẹp, bế tắc, không lối thoát. Arthur trong phim thì ko hẳn là như vậy nhưng rõ ràng những scene như vậy là qua trọng để cho thấy hoàn cảnh bế tắc của tình huống mà nhân vật đang chịu đựng. Còn tại sao ko hẳn thì coi phim ắt rõ.
8.5/10

JOKER: LÝ TƯỞNG CỦA KẺ SỐNG GIỮA NHỮNG THẢM CẢNH.
(SPOIL RẤT NẶNG)
Khi giai điệu của Frank Sinatra vang lên, “That’s life”(“Cuộc Sống Mà”) là khi Joker khiêu vũ cùng mẹ mình trong căn nhà rách nát. Tôi sẽ chia sẻ về vũ điệu khó quên bậc nhất ấy qua những khoảnh khắc trong 120p độc diễn của Joaquin Phoenix.

“Thay đổi suy nghĩ, cậu sẽ thay đổi thế giới”. Chúng ta được gặp Arthur, một kẻ thảm hại đến nực cười. Hắn đồng ý điều ấy với chính bản thân và luôn tin rằng, hắn là một kẻ tâm thần, một con người không tồn tại.

Chứng kiến một kẻ bị vùi dập, bạn bè phản bội, đuổi việc, mẹ qua đời dưới những thước phim nặng nề. Người ta nói với hắn rằng người mẹ thân yêu nhất bị tâm thần, hắn là con nuôi, bị kẻ hắn thần tượng nhất mang ra làm trò đùa, người phụ nữ hắn đem lòng yêu mến hóa ra không hề biết hắn.

Lần đầu tiên, thế giới quan của Authur thay đổi khi nhận ra thế giới biết hắn tồn tại. Hắn nỗ lực làm mới mình. Một vở diễn độc thoại, cô gái hàng xóm, nụ cười mãn nguyện trước rạp phim. Mọi thứ sụp đổ khi hắn nhận ra những cố gắng ấy chỉ là một trò hề trong mắt tất cả mọi người.

“I had a bad day” – Hắn tâm sự với cô gái ấy trong lúc tuyệt vọng nhất, để rồi nhận ra thứ hắn có chỉ là ảo tưởng về hạnh phúc.

Lần thứ 2 Arthur Fleck khổ đau bắt đầu nhìn nhận lại cách đối mặt với cuộc sống? Đó là khi hắn nhìn thấy bức ảnh của mẹ hắn hồi trẻ, với dòng chữ viết tay của TW, tức Thomas Wayne. Hắn nhận ra mọi thứ là dối trá. Một con người khác trong Arthur đã xuất hiện. Vẻ mặt thanh thản của Arthur khi ngồi cạnh xác bạn đã thể hiện điều ấy.
Màn tập dượt tự sát đã chuyển thành cú bắn gây chấn động trên sóng truyền hình vào đầu Murray Franklin. Joker đã đại diện cho sự thay đổi của cả một hệ thống.
Cuối cùng chúng ta cũng được lần đầu chứng kiến sự nổi giận của Joker, và cũng lần đầu tiên ta thấy hắn hiểu ra vị trí của mình.
Bài hát Thats life cuối phim mà Joker nhẩm theo cũng chính để thể hiện cho thông điệp về lý tưởng ấy.
Đời Joker là một tấn hài kịch. Căn bệnh kỳ quái khiến hắn phải chịu đựng. Khi thế giới quan thay đổi, hắn nhận ra căn bệnh đại diện cho con người thật của mình. Nếu tự bắn vào đầu mình trước sóng truyền hình, hắn vẫn sẽ chỉ là một trò hề trong mắt xã hội, núp dưới vẻ bọc của sự xót thương. Cú bắn vào Murray đã thay đổi cả hệ thống.

“Some people got their kick, Stompin on the dream. But don’t let it, let it get me down”…

Hắn cười vì những điều mà người ta không hiểu. Ồ đúng rồi, vì chuyện cười là chủ quan mà. Ta đâu thể cười nổi 1 anh chàng bị xe ô tô đâm nếu ta thấy điều đó thật tồi tệ?

Joker cười trước màn trào phúng vĩ đại của Sac-lô. Hắn mở cửa cho cậu lùn ra về. Một thế giới quan hồn nhiên như vậy lại bị chà đạp bởi những kẻ quá căng thẳng vì những giá trị xã hội.

Chị dậu trốn chạy vào bóng đêm, Chí Phèo và Lão Hạc tìm tới cái chết, còn Joker sống đủ lâu để trở thành một kẻ phản diện vĩ đại. Đời là những lựa chọn khi đối mặt nghịch cảnh. Có lẽ chính sự trần trụi và cách thể hiện quá “kịch” ấy đã khiến Joker nằm giữa những xâu xé của sự khen chê cực hạn.

P.s:
Bỏ qua vấn đề về quan điểm truyền bá tốt xấu của phim. Bởi với tôi bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào đều có giá trị thông điệp. Người xem sẽ tự rút ra được bài học phụ thuộc vào thế giới quan của chính họ.
Với tôi, đây là một kiệt tác diễn xuất, mang lại nhiều bài học và chạm được vào sự kích động của cá nhân người viết.

REVIEW PHIM JOKER – U ÁM, NẶNG NỀ, NGỘT NGẠT, DỒN NÉN, BỨC BỐI, ÁM ẢNH – ĐÒN PHẢN KHÁNG MẠNH MẼ CUỐI CÙNG CỦA LỚP NGƯỜI BỊ BỎ RƠI BÊN LỀ XÃ HỘI.

Phim có tiết lộ nội dung, cân nhắc trước khi đọc tiếp.

Trước khi review, tôi coi như phim này như một bộ phim độc lập, không liên quan gì tới những bộ phim hay những hình tượng về Joker trước đó.

Môtíp phim thực ra có rất nhiều kịch bản đã khai thác, tấn bi kịch của những đứa trẻ sinh ra đã bất hạnh, những lớp người bị bỏ rơi bên lề xã hội, không ai quan tâm, luôn muốn tránh xa, đè nén áp bức, đánh đập tàn tệ, sẵn sàng lợi dụng, bóc lột kiệt sức. Đến một lúc không thể chịu đựng được nữa, cơn ác mộng bắt đầu bùng phát một cách kinh hoàng. Lò xo càng nén mạnh, lực bung ra càng khủng khiếp.

Diễn viên chính trong phim, diễn xuất nhập tâm xuất thần, như bị điên loạn, ám ảnh cùng nhân vật luôn, kể cả diễn xong ra ngoài đời tôi chắc cũng không thể thoát ra được, cười khóc, khóc cười. Trong nụ cười gượng gạo chất chứa ầng ậng một lít nước mắt mà không thoát ra được, hệt như phân cảnh Lão Hạc bán con chó vàng. Nụ cười chua chắt, đắng cay, khóc thương cho thân phận mình, mà vĩnh viễn không thể thoát ra được. Càng cố gắng giãy giụa, thòng lọng của cuộc sống càng ngày càng siết chặt lại. Cuộc sống ép bạn đến mức nghẹt thở. Phân cảnh phim trong nhà vệ sinh, joker nhảy múa điên loạn, sau khi gã hề giết người, thật ám ảnh.

Một số cảnh phim bị cắt, xem phim thì bạn cũng có thể đoán ra được, nhưng nói chung cũng không ảnh hưởng lắm đến tình tiết, mạch phim.

Phim nói lên bối cảnh xã hội rối ren lọc lừa, người ăn thịt người, lợi dụng lẫn nhau, đè lên nhau mà sống, tầng lớp chính trị gia xảo trá, những kẻ hay nói đạo lý thường sống như lol, những kẻ ăn nói như lol thì sống rất đạo lý. Đạo lý ở đời lẽ nào lại như vậy.

Vẫn còn một số tình tiết trong phim chưa được làm sáng tỏ hay cố tình không được làm sáng tỏ để khán giả tự suy nghĩ kỹ nữ: ví dụ như khung cảnh hạnh phúc của Joker và cô hàng xóm là có thật hay chỉ là do gã hề xiếc tự tưởng tượng ra để ru ngủ bản thân. Cô hàng xóm liệu có bị gã hề giết hại hay chưa.
Joker có đúng là con ruột của Wayne hay không ? Hay do bà mẹ Joker bị tâm thần, nhận nuôi Joker ? Cũng có thể là Wayne ngụy tạo hồ sơ sổ sách để tống cổ mẹ của Joker vào tù.
Tại sao mẹ của Walker lại tự nhiên bị đột quỵ hay có nguyên nhân gì khác, mẹ của Joker mất là do bị gì ?

Đây là một bộ phim tâm lý kén người xem, nhịp phim chậm, cảm giác xem phim dồn nén bức bối, không khí phim nặng nề. Ai thích xem phim hành động nhanh gọn dứt khoát, thì phim này không phải là một bộ phim như vậy. Phim cũng không dành cho những người đang thất tình, thất bại, thất bát, thất nghiệp bởi vì phim này quá nặng nề và u ám, nó như một ngọn lửa, bùng cháy, kích nổ quả bom đang chực trờ sẵn trong con người bạn. Không biết hậu quả gì sẽ xảy ra. Hãy kiềm chế.

#phephim_review

XEM THÊM: CÁC CẢNH BỊ CẮT VÀ AFTER CREDIT PHIM JOKER 2019