Truyền thuyết về Nhân Ngư

0
1056

Truyền thuyết về Nhân Ngư

Nhân ngư hay tiên cá trong các nền văn hóa phương Đông cũng như phương Tây với hình dáng xinh đẹp cũng có, kỳ quái cũng có.

Trong Sơn Hải Kinh có nói: “Loài lăng ngư mặt người, mình cá, sống ở biển… từ sông Chi Thủy đi ra, rồi chảy về hướng Đông trút vào sông Vu Hà. Nơi đó có nhiều Nhân ngư, bốn chân, âm thanh như đứa trẻ, ăn chúng không độc”. Trong “Tầm Cổ Điếm” có ghi: “Biển Đông Hải có người cá, sống hơn ngàn năm, nước mắt là trân châu, giá trị liên thành, có thể dùng mỡ làm đèn vạn năm không tắt, có thể làm ra tơ lụa nhẹ như lông vũ, vảy cá có thể trị được bách bệnh, kéo dài tuổi thọ, sau khi chết thân thể sẽ biến thành mây mưa, hồn phách có thể lên trời và xuống biển. Những miêu tả tường tận như vậy khiến người khác không khỏi chấn kinh”.

Truyền thuyết có nói loài Nhân Ngư có thể tạo ra hai loại bảo bối trong nhân gian:

Một là lụa Giao Tiêu, loại lụa này nổi tiếng ở vùng biển Nam Hải, may làm y phục thì không bị thấm nước lại còn mỏng nhẹ, bề mặt mịn màng, giá trị liên thành. Nhân Ngư thường vào nhà người dân làng chài ở tạm, nếu trong nhà có khung cửi chúng sẽ dệt vải làm quà cảm tạ, tốc độ dệt của Nhân Ngư nhanh hơn người thường rất nhiều, chỉ cần vài ngày là dệt xong, giá trị bán ra gấp nhiều lần loại vải bình thường.

Hai là trân châu, tương truyền khi Nhân Ngư khóc nước mắt sẽ hóa thành những viên ngọc lấp lánh sáng chói, người ta gọi là trân châu. Nhiều người nói rằng Nhân Ngư thường dùng trân châu để làm thứ trao đổi với con người những vật phẩm chúng thích, còn hay tặng thêm nhiều trân châu để tỏ lòng cảm kích.

Tích xưa kể có một người phụng mệnh hoàng đế đi sứ sang Cao Ly, trong lúc nghỉ chân ở hang núi đã gặp một thiếu nữ mặc y phục màu đỏ, sau khuỷu tay có vảy cá. Người này đã hạ lệnh cho kẻ hầu không được làm hại, đưa nữ nhân kia về nguồn nước. Khi ở trong nước sức lực cô ta hồi phục hẳn, chỉ hành lễ cảm tạ rồi lặn đi trong làn nước.

Nhiều ghi chép khác thời Trung Hoa cổ cũng công nhận Hà Bá là một loại Nhân Ngư, người ta nhắc đến sinh vật mặt người trắng, thân cá, sống ở vùng nước sâu được gọi là Hà Tinh. Khi Vũ Đại trị thủy, Hà Tinh đã hiện lên dâng cho hà đồ, không ai thấy rõ, chỉ biết có dạng nửa người nửa cá. Tương truyền Hà Bá tên chữ là Băng Di, do vô tình uống phải tiên dược thạch thủy tiên mà trở thành tiên nhân sống trong nước, hình hài mặt người thân cá.

Thậm chí, Bồ Linh Linh từng nhắc đến một đại kinh đô dưới lòng biển, ở đó các Nhân Ngư ở tứ phương cùng nhau trao đổi vật báu, lụa giao tiêu và trân châu được xem là thứ vô giá.

Ngoài ra, truyền thuyết còn nhắc đến một loại khác là Hải Nhân Ngư, chúng sống ở biển, có đầy đủ những đặc tính của con người, thoạt nhìn không khác gì thiếu nữ xinh đẹp. Người dân xưa thường đánh bắt loại nhân ngư này mang về nuôi trong hồ để nhìn ngắm, bởi chúng có mắt mũi chân tay đầy đủ, chỉ là sau lưng có kì và các màng giữa ngón tay”.

Nhân ngữ cũng là chủ đề trong những câu truyện cổ tích như truyện Nàng tiên cá của Andersen hoặc trong những câu truyện thần thoại Hy Lạp trong hành trình trở về của Ulysse.