Nguyên Thủy Thiên Tôn (Nguyên Thỉ Thiên Tôn)

0
1890

Là một vị thần tối cao trong Đạo giáo Trung Quốc, đứng thứ hai trong Tam Thanh với ngôi vị Ngọc Thanh, được coi là Thượng đế. Hai vị kia là Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn (đứng thứ 3) và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thượng Lão Quân) (đứng thứ 1).

Từ thuở hỗn độn sơ khai chưa có trời đất, trước cả hỗn mang, chỉ mới có cái nguyên khí huyền bí, có vị Nguyên Thủy Thiên Vương, Nguyên Thủy nghĩa là cái gốc đầu tiên. Nguyên Thủy Thiên Vương chưa phải hẳn là vị thần, mà chỉ là nguyên lý sơ khai. Khi hình thành Thái cực rồi Lưỡng nghi, có Âm Dương, thì thể chất Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ tạo ra trời đất, mà linh thể phân làm ba tạo thành Tam Thanh, một phần trong đó trở thành Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, là bậc tối cao vô thượng của cả vũ trụ. Bàn Cổ thì chết đi, nhưng linh thể Thiên Tôn thì tồn tại mãi mãi.

Tam Thanh sinh hoá mới thành các đấng thần thánh tiên, và các thần thánh tiên đều quay về cõi Tam Thanh. Ngọc Hoàng Thượng đế là Thiên Đế ở thiên đình, cũng là do Hồng Quân Đạo Tổ chỉ định. Tam Thanh gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn là học trò của Đạo Tổ cũng chính là đấng tối cao của Đạo giáo.

Nơi Nguyên Thủy Thiên Tôn ngự là cung Tử Hư, cõi đó gọi là Thánh cảnh, thuộc tầng trời Đại La hay tầng trời Đại Niết Bàn.

Tôn hiệu:

  • Ngọc Thanh Thánh Cảnh Đại La Nguyên Thủy Thiên Tôn. Chữ Thiên Tôn được hiểu như là Thiên Địa Chí Tôn, là cách cung chúc đối với vị tối cao, tương tự tung xưng vạn tuế trong Hoàng đế vạn tuế, vạn vạn tuế.
  • Nguyên Thủy Vạn Pháp Thiên Tôn
  • Thiên Bảo Quân
  • Phù Lê Nguyên Thủy Thiên Tôn
  • Ngọc Thanh Tử Hư Cao Thượng Nguyên Hoàng Thái Thượng Đại Đạo Quân
  • Thượng Thai Hư Hoàng Đạo Quân
  • Thanh Huyền Tổ Khí Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn Diệu Vô Thượng đế.

Đồ đệ trưởng của Nguyên Thủy Thiên Tôn theo tiểu thuyết Phong Thần diễn nghĩa thì gồm 12 vị đại tiên (còn gọi là Thập nhị kim tiên):

  1. Quảng Thành Tử (chữ Hán 广成子) ở động Vân Tiêu, núi Thái Hoa (sư phụ của Ân Giao)
  2. Hoàng Long chân nhân (chữ Hán 黄龙真人) ở động Ma Cô, núi Nhị Tiên (sư phụ của Nhị Lang Thần Dương Tiễn)
  3. Xích Tinh Tử (chữ Hán 赤精子) ở động Đào Nguyên, núi Cửu Tiên (sư phụ của Ân Hồng)
  4. Cụ Lưu Tôn (chữ Hán 惧留孙) ở động Phi Vân, núi Giáp Long (sư phụ của Thổ Hành Tôn) (sau đổi thành Phật Câu Lưu Tôn)
  5. Thái Ất chân nhân (chữ Hán 太乙真人) ở động Kim Quang, núi Càn Nguyên (sư phụ của Na Tra)
  6. Linh Bảo đại pháp sư (chữ Hán 灵宝大法师) ở động Nguyên Dương núi Không Động
  7. Văn Thù quảng pháp thiên tôn (chữ Hán 文殊广法天尊) ở động Vân Tiêu, núi Ngũ Long (sư phụ của Kim Tra) (sau đổi thành Văn Thù Bồ Tát)
  8. Phổ Hiền chân nhân (chữ Hán 普贤真人) ở động Bạch Hạc, núi Cửu Cung (sư phụ của Mộc Tra) (sau đổi thành Phổ Hiền Bồ Tát)
  9. Từ Hàng đạo nhân (chữ Hán 慈航道人) ở động Lạc Già, núi Phổ Đà (sư phụ của Long Cát) (sau đổi thành Quan Âm Bồ Tát)
  10. Ngọc Đỉnh chân nhân (chữ Hán 玉鼎真人) ở động Kim Hà, núi Ngọc Tuyền (sư phụ Dương Tiễn)
  11. Đạo Hạnh thiên tôn (chữ Hán 道行天尊) ở động Ngọc Ốc, núi Kim Đình (sư phụ của Hàn Độc Long, Tiết Ác Hổ, Vi Hộ)
  12. Thanh Hư đạo đức chân quân (chữ Hán 清虚道德真君) ở động Tử Dương, núi Thanh Phong (sư phụ của Hoàng Thiên Hóa, Dương Nhậm)

Ngoài ra còn một số đệ tử khác:

  1. Nam Cực Tiên Ông (chữ Hán 南极仙翁) hầu hạ sư phụ tại Ngọc Hư cung
  2. Vân Trung Tử (chữ Hán 云中子) ở động Ngọc Trụ, núi Chung Nam (sư phụ của Lôi Chấn Tử)
  3. Khương Tử Nha (chữ Hán 姜子牙) (sư phụ của Võ Cát, Long Tu Hổ, Tử Hà Quận chúa)
  4. Thân Công Báo (chữ Hán 申公豹) phản đồ Xiển giáo, gia nhập Triệt giáo, sau được phong thần Phân Thủy tướng quân
  5. Đặng Hoa (chữ Hán 鄧華) đệ tử thứ năm của Ngọc Hư cung, bị Tân Hoàn giết và sau được phong thần Đẩu bộ