Xuyên suốt lịch sử, có rất nhiều học giả đã cố gắng tìm cách phân loại những con quỷ dựa theo kinh thánh, thần học và các câu chuyện dân gian, truyền miệng. Những nhà thần học đã viết rất nhiều luận án về quỷ học trong Cơ Đốc giáo, huyền học kinh điển, những thần thoại phổ biến và thậm chí phép thuật thời kỳ Phục Hưng để làm rõ mối liên hệ trong thế giới tâm linh và sự ảnh hưởng của chúng tới các nền văn hóa.
Nghiên cứu quỷ học là một cách được dùng để hiểu thêm về đạo đức trong xã hội lịch sử, xu hướng hành vi con người, được dùng với tính biểu tượng cao trong những câu chuyện dân gian, truyền miệng. Hệ thống phân loại quỷ trong quỷ học dựa trên bản chất của những con quỷ, những tội lỗi chúng tượng trưng, có thể bao gồm cả những thiên thần hay các vị thánh được coi là kẻ thù của chúng; ý tưởng được xuất phát từ trận chiến trong Kinh thánh giữa Tổng lãnh Thiên thần Michael và Lucifer trong sách Khải Huyền mô tả một trận đánh trên thiên đàng, kết quả là Lucifer và những thiên thần sa ngã khác bị đuổi khỏi thiên đàng.
Việc phân loại những thiên thần sa ngã – những con quỷ đó dựa vào đặc điểm tính cách của chúng là nhiều, chẳng hạn như tính cách hay tội lỗi đã khiến chúng bị đuổi khỏi thiên đàng, vẻ ngoài hay cách chúng khiến con người phạm tội lỗi, chịu đựng đau đớn, gây ra sự điên loạn, bệnh tật, ác mộng, v..v… Các tác giả của những thuyết huyền học về quỷ có thể thực sự tin vào sự tồn tại của những sinh vật địa ngục này, hoặc đang nghiên cứu khía cạnh triết học trong cách hành xử và đạo đức con người qua tín ngưỡng và thần thoại.
Trong phân loại Quỷ học, có những nhà huyền học thường phân loại quỷ theo phạm vi ảnh hưởng nhất định của con quỷ. Con quỷ tượng trưng cho một vấn đề nào đó không tốt xảy ra với con người, thông thường là sự bất hạnh, bệnh tật, nghiện ngập, v..v… Nhìn chung, phạm vi ảnh hưởng của con quỷ phản ánh lại những điều mà chúng có thể nắm giữ, điều khiển trong xã hội con người. Ý niệm này có nét tương đồng với những vị thần trong các phái thần học kinh điển, mỗi vị thần tượng trưng cho sức mạnh và đức tính cụ thể dựa vào việc họ có quyền năng gì với con người, và mỗi vị thần là độc nhất (ví dụ, Hades là thần địa ngục vì hắn cai quản địa ngục; tương tự, quỷ Mammon là con quỷ của lòng tham vì có khả năng gieo rắc những tham vọng vật chất, tội lỗi vào con người). Có thể thấy rằng theo những tác giả khác nhau, phạm vi ảnh hưởng của con quỷ là khác nhau và khá phong phú, mỗi tác giả lại lựa chọn và phân loại những con quỷ dựa theo niềm tin cá nhân của họ và cả các nghiên cứu về con quỷ trong tôn giáo.
1. Cựu ước Solomon.
Cựu ước của Solomon là một bản Cựu ước ngụy tác do vua Solomon viết, trong đó vua Solomon miêu tả những con quỷ mà ngài đã trói buộc để xây ngôi đền thờ tại Jerusalem. Câu hỏi của ngài về việc những con quỷ ấy có quyền năng gì và làm thế nào để ngăn chặn chúng và những câu trả lời của chúng đã cung cấp một lượng lớn những kinh nghiệm cá nhân để chống lại ma quỷ. Đây có thể được coi là cẩm nang cổ nhất về việc sống sót khỏi những con quỷ và cách để đánh bại chúng.
2. Phân loại quỷ của Michael Psellus:
Ông đã soạn một bản phân loại quỷ trong thế kỷ 11, và sau này, phiên bản phân loại quỷ của Francesco Guazzo cũng được lấy cảm hứng từ đây. Psellus chia những con quỷ thành các nhóm theo đặc tính cụ thể: Empyreal (chín tầng địa ngục), Aerial (trên không trung), Subterranean (lòng đất), Lucifugous (sợ ánh sáng), Aqueous (dưới nước) và Terrene (trên mặt đất).
3. Phân loại quỷ trong Đèn lồng ánh sáng:
Vào khoảng năm 1409-14010, Đèn lồng ánh sáng (một tác phẩm của đạo Tin lành được cho là thuộc về John Wycliffe) bao gồm một hệ thống phân loại quỷ dữ dựa trên niềm tin về Bảy mối tội đầu, cho rằng mỗi con quỷ được nhắc đến đều gắn với một tội lỗi nhất định. Danh sách này về sau được sử dụng trong bài thơ của John Taylor -bài thơ về nước. Những con quỷ trong danh sách này được phân loại như sau:
-Lucifer: Kiêu ngạo
-Beelzebub: Ghen tỵ
-Satan: Giận dữ
-Abaddon: Lười biếng
-Mammon: Tham lam
-Belphegor: Tham ăn
-Asmodeus: Dục vọng
4. Phân loại quỷ học của Spina: Alphonso de Spina
Một thầy tu dòng Francis người Tây Ban Nha đã soạn ra bản phân loại quỷ dựa theo tiêu vài chuẩn chung:
-Con quỷ của số mệnh
-Yêu tinh (goblin)
-Incubi và succubi
-Những quân đoàn quỷ lang thang
-Những linh hồn xấu xa trong các nghi lễ phù thủy (hầu hết dưới dạng động vật)
-Drudes (những con quỷ xấu xa thuộc về đêm tối, thường liên quan tới ác mộng ở con người)
-Cambion và những giống lai giữa quỷ và người
-Những con quỷ dối trá và quậy phá
-Những con quỷ thù hằn chống đối lại các vị thánh.
-Những con quỷ cố dụ dỗ phụ nữ trở thành phù thủy.
Bản phân loại này thường được xem là khá mơ hồ, mê tín và khó để biến nó thành tiêu chuẩn thời đại. Có vẻ như Spina lấy cảm hứng phần lớn là từ thần thoại, truyện dân gian. Những con quỷ Drudes được nhắc đến thuộc về truyện dân gian Đức. Tương tự, những linh hồn xấu trong nghi lễ phù thủy, yêu tinh và những con quỷ quậy phá, lừa lọc thuộc về thần thoại dân gian của các nước châu Âu. Niềm tin về incubi và succubi cùng khả năng sinh sản của chúng có vẻ được lấy cảm hứng từ những thần thoại Talmudic về các con quỷ quyến rũ và quan hệ với con người. Còn việc những phụ nữ bị cho là biến thành phù thủy ngoại đạo đã xuất hiện phổ biến xảy ra suốt thời trung cổ lẫn thời phục hưng ở châu Âu, dù Spina nhắc tới điều này trước khi cuốn Malleus Maleficarum ra đời.
5. Phân loại quỷ của Agrippa:
Trong cuốn Triết lý trong huyền học (1509-1510), Cornelius Agrippa đưa ra vài cách phân loại quỷ của mình. Ông là một nhà học giả, nhà vật lý học, một binh sĩ và nhà huyền học người Đức. Một trong số những cách phân loại quỷ ông đưa ra dựa trên số bốn và các cách xác định phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, lần lượt gắn với bốn con quỷ Oriens, Paimon, Amaymon và Egyn.
6. Phân loại quỷ học của Binsfeld:
Peter Binsfeld, một giám mục người Đức và cũng là một nhà huyền học, soạn ra một bản phân loại quỷ năm 1589 được gọi là Những Hoàng tử Địa ngục. Trong bản phân loại của mình, giống như Đèn lồng Ánh sáng, Binsfeld phân loại theo bảy mối tội đầu, dù có hơi khác đi. Trong đó Lucifer gắn với tội Kiêu ngạo, Mammon là Tham lam, Asmodeus là Dục vọng, Leviathan gắn với tội Ghen tỵ, Beelzebub với tội Tham ăn, Belphegor với Lười biếng và quỷ Satan với tội Giận dữ.
7. Phân loại quỷ của Vua James:
Vua James đã viết một luận án mang tên Daemonologie được bán lần đầu năm 1591, vài năm sau phát hành Kinh Thánh theo bản dịch của Vua James. Trong ba cuốn sách, vua James viết những bài luận về triết học, so sánh ma thuật với ma thuật, pháp sư và phép phù thủy và cũng bao gồm cả một bản phân loại quỷ. Phân loại của vua James không dựa dựa theo bốn cách những con quỷ này dùng để phá hủy, hành hạ con người. Mục đích là để nhắc lại việc những thực thể xấu xa nay có thể gây ra bệnh tật, sự điên loạn ở người sống và thứ ma thuật gây ra những điều đó chỉ có thể được dùng bởi ma quỷ. Ông thậm chí còn trích dẫn lại các tài liệu của các tác giả trước đây, những người đã cho rằng ma quỷ có khả năng xuất hiện trong các hình dạng khác nhau theo mục đích khác nhau. Để miêu tả chúng, ông đặt chúng dưới góc nhìn của Chúa, cho rằng chúng không thể làm gì nếu một con người không cho phép, và sức mạnh của ma quỷ có thể được sử dụng như là một cách để trừng phạt con người khi con người rời khỏi Chúa.
– Spectra: chỉ những linh hồn ám trong các ngôi nhà hay nơi hẻo lánh.
-Obsession: chỉ những linh hồn bám theo một người cụ thể vá ám ảnh họ.
-Possession: chỉ những linh hồn xâm nhập vào con người.
-Fairies: những linh hồn có thể tiên tri, kết thân với con người và dịch chuyển.
8. Phân loại quỷ của Michaelis:
Năm 1613, Sebastien Michaelis viết một cuốn sách mang tên Lịch sử đáng ngưỡng mộ, bao gồm một bản phân loại về quỷ, theo lời kể là một con quỷ tên Berith đã nói với ông khi ông trừ ta cho một nữ tu. Bản phân loại được dựa trên sắp xếp cấp bậc thiên thần của Pseudo-Denys (De Coelesti Hierarchia) và theo những tội lỗi mà con quỷ tượng trưng, thậm chí bao gồm cả những kẻ thù của con quỷ (người bị con quỷ dụ dỗ nhưng không sa ngã, phạm tội).
8.1. Cấp bậc cao nhất: bao gồm Minh Thần (Cherubim), Luyến Thần (Seraphim) và Ngai Thần (Thrones):
– Beelzebub là hoàng tử Luyến Thần, chỉ đứng sau Lucifer. Cùng với Lucifer và Leviathan là ba thiên thần sa ngã đầu tiên. Hắn dụ dỗ con người bằng lòng kiêu ngạo và kẻ thù là Thánh Francis của Assisi.
– Leviathan cũng là một hoàng tử Luyến Thần, luôn cố gắng dụ dỗ con người sa vào dị giáo, là kẻ thù của Thánh Peter.
– Asmodeus là một hoàng tử Luyên Thần, quyến rũ con người bằng sự phóng đãng, là kẻ thù đối nghịch của Thánh John Người rửa tội.
-Berith là hoàng tử Minh Thần. Hắn dụ dỗ con người giết chóc, tranh chấp, gây ra mâu thuẫn, tính bốc đồng, trái ngược với Thánh Barnabas.
– Astaroth là một vị hoàng tử Ngai Thần, kẻ khiến con người trở nên lười biếng và trì trệ, kẻ thù của hắn là Thánh Bartholomew.
– Verrine cũng là hoàng tử Ngai Thần, chỉ đứng sau Astaroth. Hắn gieo vào con người sự thiếu kiên nhẫn, là đối thủ của Thánh Dominic.
– Gressil là hoàng tử thứ ba trong số các Ngai Thần, kẻ nhuộm bẩn tâm hồn con người và là đối thủ của Thánh Bernard.
– Soneillon là hoàng tử Ngai Thần thứ tư, gieo rắc sự căm ghét, thù hận vào con người, đối lập với Thánh Stephen.
8.2 Cấp bậc thứ hai: bao gồm Quyền Thần (Powers), Quản Thần (Dominions) và Dũng Thần (Virtues).
– Carreau là hoàng tử Quyền Thần. Hắn làm trái tim con người trở nên chai sạn, vô cảm, là kẻ thù của Thánh Vincent.
– Carnivale cũng là hoàng tử Quyền Thần. Hắn biến người bình thường thành những kẻ tục tĩu, bẩn thỉu, không biết hổ thẹn, đối ngược với John Người truyền giáo.
– Oeillet là hoàng tử Quản Thần. Hắn gieo rắc lòng tham vào con người, là kẻ thù của Thánh Martin.
– Rosier là hoàng tử Quản Thần thứ hai. Hắn dụ dỗ con người sa ngã trước ham muốn thể xác, thiếu trong sạch và là đối thủ của Thánh Basil.
-Belias là hoàng tử Dũng Thần. Hắn nhuộm tâm hồn đàn ông bằng sự giận dữ và phụ nữ bằng sự phù phiếm, biến con cái của họ thành những kẻ cặn bã, và tung những tin đồn. Hắn là kẻ thù của Thánh Francis de Paul.
8.3. Cấp bậc thứ ba: bao gồm Lãnh Thần (Principalities), Tổng Lãnh Thiên Thần (Archangel) và Thiên Thần.
– Olivier là hoàng tử Tổng lãnh thiên thần, hắn đầu độc con người bằng sự độc ác, tàn nhẫn, đặc biệt với người bất hạnh, đối thủ của hắn là Thánh Lawrence.
– Luvart là hoàng tử Thiên Thần. Trong thời điểm mà danh sách của Sebastian Michaelis ra đời, Luvart được cho là đang ở bên trong cơ thể của Sơ Madeleine.
– Verrier là hoàng tử Lãnh Thần. Hắn là nguồn gốc sự bất tuân, phá luật lệ của con người, đối thủ của hắn là Thánh Bernard.
9. Phân loại quỷ của Barrett:
Francis Barrett, một nhà huyền học nổi tiếng, tác giả của cuốn sách The Magus (1801) đã đưa ra bản phân loại quỷ, biến chúng thành đại diện cho những tính xấu xa ở con người hoặc đồ vật:
– Beelzebub: Vị thần Sa ngã – những kẻ thờ phụng dị giáo.
– Pythius: Những linh hồn dối trá – những kẻ giả dối.
– Belial: Gốc rễ của tội lỗi – những kẻ phát minh ra thứ xấu xa.
– Asmodeus: Sự trả thù độc ác.
– Satan: Kẻ giả danh phép màu – những phù thủy và thầy đồng.
– Merihem: Sức mạnh của gió – những kẻ mang đến dịch bệnh.
– Abaddon: Cơn thịnh nộ – kẻ gieo rắc giao tranh.
– Astaroth: Kẻ vu khống – Quan tòa của những cạm bẫy.
– Mammon: Thâm độc – Những kẻ dụ dỗ và lừa gạt.
10. Phân loại quỷ theo thứ bậc.
Trong quỷ học, nhiều thực thể được phân biệt theo thứ bậc, chức danh mà những nhà huyền học tinh rằng chúng từng tượng trưng cho những điều đó trước khi sa ngã, hoặc vùng nào đó dưới địa ngục mà chúng cai giữ. Những thứ bậc thường được sắp xếp một cách có chọn lựa và cẩn thận trong vài cuốn cấm thư nhằm làm rõ khả năng và quyền lực của những con quỷ dưới địa ngục. Những con quỷ được phân loại theo thứ hạng thường đi kèm với việc sở hữu một đội quân, có thể ra lệnh và điều khiển những con quỷ nhất định với mục đích mang lại tai họa cho con người. Nhiều nhà huyền học đã làm rõ cách phân loại này dựa vào thời gian và địa điểm mà chúng lên mặt đất.
10.1. Cuốn sách của Abramelin: Trong cuốn sách có niên đại thế kỷ 14-15 này, danh sách bao gồm bốn hoàng tử địa ngục: Lucifer, Leviathan, Satan và Belial. Ngoài ra còn có Astaroth, Maggot, Asmodee, Beelzebub, Oriens, Ariton và Amaymon. Dưới trướng những con quỷ này là những con quỷ yếu hơn.
10.2. Le Vivre des esperitz: Ra đời vào khoảng thế kỷ 15-16, cuốn cấm thư này là một danh sách phân cấp thứ bậc quỷ, bao gồm 46 con quỷ. Cuốn cấm thư này được coi là nguồn gốc cho bảng phân loại thứ bậc quỷ học Wierus, gồm 69 con quỷ, tuy nhiên lại bỏ sót những con quỷ tượng trưng cho bốn phương hướng: Orient, Poymon, Aymoyon và Equi (xem bản phân loại của Agrippa) và ba con quỷ mạnh nhất là Lucifer, Beelzebub và Satan.
10.3. Le Dragon Rouge – Thượng Cấm thư: Trong cuốn sách về các hiện tượng thần bí, siêu nhiên này, cuốn Thượng Cấm thư hay còn gọi là Rồng Đỏ bị ảnh hưởng từ những tác phẩm liên quan tới Solomon và xuất bản vào khoảng năm 1527 bởi Alibeck người Ai Cập. Cuốn cấm thư này miêu tả chi tiết những chúa tể của địa ngục và khả năng của chúng, làm cách nào để giao ước với chúng để có được sức mạnh. Những con quỷ trong cấm thư Rồng Đỏ được chia thành ba cấp khác nhau, từ phổ thông đến chính thống.
10.4. Pseudomonarchia Daemonum: Tác giả của cuốn sách này là Johnn Weyer, đây là một cuốn cấm thư bao gồm một danh sách phân loại quỷ, thời điểm có thể tiếp cận chúng và các nghi thức để triệu hồi chúng “dưới tên của Chúa, Jesus và những Bóng ma thần thánh.” Cuốn sách được ra đời vào khoảng năm 1583, gồm khoảng 68 con quỷ. Những con quỷ như Vassago, Seir, Dantalion và Andromailus không có trong cuốn sách này, và cuốn sách cũng không hướng dẫn tạo những tấm khiên bảo vệ khỏi quỷ.
10.5. Bảy hai con quỷ của Solomon: Cuốn sách Bảy hai con quỷ của Solomon là một cuốn sách không danh tính tác giả thuộc thế kỷ 17, cũng là cuốn sách nổi tiếng, phổ biến nhất về quỷ học. 72 con quỷ của Solomon bao gồm những bản mô tả rất chi tiết về các thực thể và những nghi thức ép con quỷ phải xuất hiện, bị trói buộc và làm theo lời người triệu hồi chúng. Cuốn sách bao gồm những ký tự bảo vệ rất chi tiết và các nghi lễ cần được thực hiện, cách để con quỷ không thoát khỏi tầm kiểm soát, những gì cần chuẩn bị cho nghi lễ triệu hồi, và cách tạo những dụng cụ cần thiết để thực hiện nghi lễ đó.
10.6. The Ars Goetia: Đây là phần đầu của cuốn sách 72 con quỷ của Solomon, bao gồm những miêu tả ban đầu về bảy hai con quỷ mà vua Solomon đã triệu hồi và trói buộc bằng ma thuật, phải làm việc cho ông. Những con quỷ trong cuốn sách được gán với những cấp bậc và chức danh cao quý dưới địa ngục, thậm chí cả những ký hiệu hoặc khiên bảo vệ mà con quỷ buộc phải trung thành thuận theo.
10.7. Từ điển Địa ngục: Đây là một cuốn từ điển quỷ học bao gồm hệ thống cấp bậc của quỷ được tổ chức ở dưới địa ngục. Tác giả của nó là Jacques Auguste Simon Collin de Plancy (nói tắt là Plancy) và được xuất bản trong nằm 1818. Có vài bản tái bản của cuốn sách cũng đã được bán, nhưng có lẽ bản tái bản nổi tiếng nhất vẫn là lần tái bản năm 1863, trong đó minh họa về sáu chín con quỷ được thêm vào cuốn sách. Những bản vẽ minh họa mô tả vẻ ngoài của một số con quỷ, hầu hết những bức vẽ đó sau này được dùng trong lần sửa đổi và tái bản của MacGregor với cuốn sách 72 con quỷ của Solomon, dù một số hình ảnh trong đó bị lược đi.
Cuốn sách được xuất bản năm 1818 và chia thành hai phần, với sáu lần tái bản và nhiều thay đổi suốt từ năm 1818 đến 1863, bao gồm rất nhiều kiến thức đáng tò mò về quỷ học. De Plancy đưa ra một bản phân loại cấp bậc quỷ dựa trên những chức danh của quý tộc châu Âu.
10.8. Kinh Satan (của LaVey): LaVey tận dụng tính biểu tượng của ngôi vị hoàng tử của bốn Hoàng tử địa ngục cho cuốn kinh Satan của mình, với mỗi phần của cuốn sách đều mang tên một vị hoàng tử: Cuốn sách của Satan: The Infernal Diatribe; Cuốn sách của Lucifer: The Englightenment, Cuốn sách của Belial: Mastery of Earth, và Cuốn sách của Leviathan: The Raging Sea. Điều này được lấy cảm hứng từ phân loại cấp bậc quỷ từ cuốn Cuốn sách ma thật bí ẩn của thầy phù thủy Abra-Melin.