Dragon Ball GT – Tiểu sử, năng lực, sức mạnh

0
1586

Dragon Ball GT (ド ラ ゴ ン ボ ー ル GT, Doragon Boru Ji TI; GT có nghĩa là “Grand Tour”, thường được viết tắt là DBGT) là phần tiếp theo của Dragon Ball Z, được sản xuất bởi Toei Animation. Thời lượng của Dragon Ball GT là ngắn nhất trong series Dragon Ball, chỉ gồm 64 tập phim; trong khi Dragon Ball Z có 291 tập phim, và Dragon Ball có 153 tập.

Âm nhạc cho Dragon Ball GT được sáng tác và viết lời bởi Akihito Tokunaga, thay thế Shunsuke Kikuchi người hiện đang nghỉ hưu sau khi sáng bản nhạc cuối cùng cho tập phim cuối Dragon Ball Z. Thiết kế nhân vật cho Dragon Ball GT là Katsuyoshi Nakatsuru (dựa trên hình tượng gốc của Akira)

Tổng quan/Nội dung phim

Dragon Ball GT bắt đầu chiếu trên Fuji TV vào lúc 7:30 chiều Thứ Tư ngày 7 tháng 2, năm 1996, đúng một tuần sau khi tập cuối của Dragon Ball Z kết thúc. Tập cuối cùng được phát sóng vào ngày 19 tháng 11 năm 1997 (64 tập). Điểm đánh giá phim trung bình là 14,6%, với tối đa là 19,7% (tập 02) và tối thiểu là 9,6% (tập 21). Bộ phim cũng đã được phát sóng trên khắp Nhật Bản bởi các mạng lưới truyền hình anime, Animax.

Có hai cuốn sách đồng hành với series phim này, được gọi là Dragon Ball GT Perfect Files, phát hành tháng 5 năm 1997 và tháng 12 năm 1997 bởi tạp chí Jump Comics . Chúng bao gồm các thông tin về series phim, các bức vẽ, hậu trường phim, và nhiều thứ khác.

Logo của Dragon Ball GT được Akira phác có tại “Perfect Files”

Vào ngày 15 tháng sáu năm 2005, Toei Animation (kết hợp với nhà phân phối Pony Canyon) phát hành toàn bộ series (bao gồm cả truyền hình Goku Jr. đặc biệt) số lượng có hạn ấn bản DVD đóng hộp (gọi là “Dragon Box GT”), cùng với một  Radar dò ngọc Rồng điều khiển từ xa và một tập sách độc quyền.

Nội dung:

Phim khởi đầu với việc Goku bị đại vương pilaf dùng ngọc rồng ước biến thành trẻ con. Sau đó các viên ngọc phân tán khắp nơi trong vũ trụ, vì vậy Goku và Trunks, Pan phải lên đường đi thu thập ngọc rồng, chiến đấu với các đối thủ mới.

Phim gồm các saga sau:

Black Star Dragon Ball Saga (tập 1~16)

Baby Saga (tập 17~40)

Super 17 Saga (tập 41~47)

Shadow Dragon Saga (tập 48~64)

Tác giả Akira có vai trò thế nào?

Tác giả Akira Toriyama chỉ đóng vai trò phụ trong giai đoạn đầu của chương trình, đưa ra các tiền đề ban đầu của loạt series này, cũng như tạo ra các thiết kế phác thảo cho hầu hết các nhân vật phản diện và nhân vật chính, bao gồm cả nhân vật mới mới Giru

Đây là lời nhắn của tác giả sau khi ông rời khỏi đoàn làm phim (chỉ tham gia thời gian đầu thôi)

Super Saiyan 4 do Akira vẽ lại từ thiết kế của Katsuyoshi Nakatsuru

Akira được giới thiệu là tác giả (author) của Dragon Ball GT khi màn hình phim kết thúc và chạy chữ ra. Ông giám sát sản xuất của phim, tương tự công việc đã làm với Dragon Ball và Dragon Ball Z. Ông đưa ra tên của bộ truyện, vẽ thô logo, thiết kế sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật chính. Sáng tạo nhân vật mới Giru và tàu vũ trụ GT ở trong Saga Rồng sao đen ( Saga Black Star Dragon ball). Ông cũng vẽ ít nhất 3 bức tranh màu về Goku, Pan và Trunks trong chuyến phiêu lưu đến các hành tinh khác nhau (Monmaasu, Rudeeze, và một khu vực trong địa ngục).

Màn hình cuối phim có ghi Akira là author

Thiết kế 3 nhân vật chính của Akira  (Perfect Files)

Các nhân vật khác (Perfect Files)

Tàu vũ trụ (Weekly Jump 52, 1995)

Giru designed by Toriyama (Weekly Jump 52, 1995)

Goku, Pan, and Trunks vẽ bởi Toriyama (Weekly Jump No.3-4, 1996)

Toriyama đã vẽ một phiên bản quảng cáo của Super Saiyan 4 Goku riêng cho Dragon Box GT. Sau đó ông đã tuyên bố rằng “a grand side-story of the original Dragon Ball” (tạm dịch: 1 câu chuyện lớn bên lề của bản gốc Dragon Ball”. Tuyên bố này khá lấp lửng và gây tranh cãi về việc cốt truyện Dragon Ball có tiếp nối Dragon ball gốc không

Super Saiyan 4 Goku, drawn by Akira Toriyama

Phiên bản tiếng Anh

(US (FUNimation) version)

FUNimation’s GT logo thêm vài chi tiết so với thiết kế gốc

Các bản tiếng Anh của Dragon Ball GT chiếu trên Cartoon Network từ giữa ngày 07 Tháng 11 năm 2003 và ngày 16 Tháng Tư năm 2005, nhưng phiên bản của FUNimation đã có một sự thay đổi lớn: 16 tập đầu tiên của seri này, tại saga Rồng sao đen (Black Star Dragon Ball Saga), đã cắt giảm và thay thế bằng một tập duy nhất tóm tắt lại; và bộ phim chỉ thực sự bắt đầu từ tập 17. Khi lần đầu tiên được phát sóng, FUNimation Entertainment ghi lại một số bài nhạc mới sáng tác của Mark Menza và đoạn nhạc mở đầu (opening) và kết thúc (ending) đã  hoàn toàn khác nhau so với bản gốc.

Truyện tranh

Phiên bản manga của Dragon Ball GT có trên  tạp chí Saikyō Jump vào tháng 1 năm 2014, bắt đầu với Evil Dragons Saga (Những con rồng ác xuất hiện)

Nhạc trong phim

Mở đầu -Opening: “Dan Dan Kokoro Hikareteku” (bản nhạc huyền thoại nghe mãi ko chán)

Kết thúc phim: Endings:

  • “Hitori ja Nai“: episodes 1~26
  • “Don’t You See!“: episodes 27~41
  • “Blue Velvet“: episodes 42~50
  • “Sabitsuita Machine Gun De Ima Wo Uchinuko“: episodes 51~64

KẾT LUẬN

Đọc đến đây chắc hẳn các bạn vẫn chưa hiểu rõ vậy thực sự Dragon Ball có chính chủ hay ko? vậy mình xin kết luận lại vấn đề với ý kiến chủ quan (có căn cứ)

1)Nhân vật do Akira vẽ?

Đúng. Ông thiết kế gốc hầu hết các nhân vật. Katsuyoshi Nakatsuru hoàn thiện nó hoặc thêm thắt. Điều này dù muốn hay không cũng phải làm, vì nếu Nakatsuru không dựa trên các nhân vật có sẵn thì thành truyện khác rồi không phải Dragon Ball nữa. Riêng Super Saiyan 4 thì Katsuyoshi Nakatsuru thiết kế còn Akira thấy đẹp nên vẽ lại (ông đã nói trong bài phỏng vấn phía trên)

Super saiyan 4 của Nakatsuru (trái) và Akira (phải)

2. Nội dung phim là tiếp theo mạch truyện chính Dragon Ball Z?

Sai. Như ở trên đã nói, Akira chỉ phát biểu rất mơ hồ chứ không khẳng định nội dung là nối tiếp mạch truyện (ông chỉ khẳng định phim Battle of god và Dragon ball Super thôi). Thực tế thì nội dung là do Toei phát triển (bối cảnh sau bộ Z) còn Akira giám sát. Giám sát ở đây tức là không để nó đi quá xa hình tượng bạn đầu, ví dụ như biến Dragon Ball thành phim Sex là không được

3. Vậy tóm lại Dragon Ball GT có chính chủ hay ko?

Không rõ ràng. Nhân vật thì Akira vẽ phác còn nội dung thì chỉ giám sát. Nhưng ông đã không khẳng định tức là nghiêng về việc không chính chủ nhiều hơn. Vì vậy các nhân vật của bộ GT mang đi so sánh với bộ Z hay bộ Super là hoàn toàn không có căn cứ