Hằng Nga nữ thần Mặt Trăng của Trung Hoa

0
302

Hằng Nga nữ thần Mặt Trăng của Trung Hoa

Hằng Nga (CHANG’E – 嫦娥). Nàng là nữ thần Mặt Trăng của Trung Hoa, còn gọi Hằng Ngã (恒我), Thường Nga (常娥), đối tượng chính của cả truyện cổ tích lẫn thần thoại.

Trong nghệ thuật Đông Á, Hằng Nga thường xuyên là đề tài của nhiều tác phẩm hội họa, ca kịch cổ tích trong truyền thuyết Trung Hoa. Phần lớn truyền thuyết đều hình dung nàng có một dung mạo xinh đẹp phi phàm và đều gắn liền với tình duyên cùng Hậu Nghệ, một vị anh hùng huyền thoại thời cổ, người được cho là đã bắn rụng 9 mặt trời để giúp dân chúng. Về sau nàng được Tây Vương Mẫu tặng thuốc trường sinh, song do hiệu lực của thuốc quá lớn khiến nàng bay lên trời và đến Mặt Trăng, về sau truyền thuyết này được gọi là Hằng Nga bôn nguyệt (姮娥奔月).

Trong văn hóa Việt Nam, Chị Hằng thường được trẻ em Việt Nam nhắc đến như một người bạn của chú Cuội, dựa theo cổ tích Cây đa và Chú Cuội rất nổi tiếng, gắng liền với Tết trung thu, nên hình tượng Chị Hằng và Chú Cuội đa phần rất được yêu mến bởi trẻ em.

Không giống như các vị thần Mặt Trăng đã được nhân cách hóa của các nền văn minh khác, Hằng Nga chỉ sống trên Mặt Trăng.

Vào tháng tám âm lịch, khi trăng tròn, người ta thường lập bàn thờ với bánh ngọt chưa lấy ra khỏi hộp, đặt bàn thờ ngoài trời, hướng lên Mặt Trăng. Như vậy, vừa tỏ sự biết ơn Chang’e, vừa để Chang’e ban cho bản thân những điều tốt đẹp.

Ngoài ra, Chang’e còn được gọi là Nguyệt Cung Hoàng Hoa Tố Diệu Nguyên Tinh Thánh Hậu Thái Âm Nguyên Quân, hoặc là Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Quân Hiếu Đạo Minh Vương.