TEFENET

0
552

Tefenet hay Tefnut là nữ thần của độ ẩm, không khí ẩm, hơi nước, sương mù và mưa trong tín ngưỡng Ai Cập thời cổ đại. Nàng vừa là em gái, vừa là vợ của thần Shu. Điều đó tương đương với việc Tefenet là mẹ của Geb và Nut.

Tên “Tefenet” của nàng được đặt ra vì nghe giống từ “tfn”, nghĩa là “nhổ”. Cái tên kì lạ này gắn liền với tích thần Atum (hay Ra) vô tình “nhổ” nước miếng xuống đâu đó, từ đó Tefenet được sinh ra. Trong biến thể khác, Tefenet được sinh ra nhờ việc Atum “thẩm du”, từ đây đã bắn ra Tefenet và Shu, và hai vị thần này là song sinh. Hay ở phiên bản thiếu trong sáng hơn, Atum đã tự uống tinh dịch của mình rồi nhổ nó ra, đã tạo ra Tefenet và Shu.

Nàng không có biểu tượng gì đại diện, giống như đại đa số thần ở Ai Cập.

Theo truyền thuyết, Tefenet là con gái thần Ra-Atum, kết hôn với anh trai là Shu đã sinh ra bầu trời Nut cùng mặt đất Geb. Điều này tương đương là bà của Osiris, Wesir-Isis, Aseth-Set, Nephthys, Heru Wer và Heru-sa-Aset.

Ngoài công việc liên quan tới mây mưa thời tiết, Tefenet còn gắn liền với mặt trăng và mặt trời. Cũng có kể lại rằng, Shu và Tefenet đã đi tới vùng biển của Nun để làm nhiệm vụ. Cha của họ rất lo khi nghĩ rằng mình sẽ mất con, nhưng rồi họ đã trở về. Giọt nước mắt của Ra đã hóa thành những con người đầu tiên trên thế giới.

Nàng là một nữ thần đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Ai Cập. Tương truyền rằng khi Tefenet tới Nubia, mang theo tất cả nước và hơi ẩm đi, đất Ai Cập đã trở nên khô cằn và hạn hán đã xảy ra. Cuối cùng Thoth và Shu đã phải cầu xin nàng trở về.