Nguồn gốc, lại lịch Trấn Nguyên Đại Tiên
Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử hay Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài được xem là ông tổ của dòng Địa tiên, là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Trấn Nguyên Tử không những quyền thế rất lớn, mà trong nhà ông còn có một bảo vật cực kỳ giá trị, đó chính là cây nhân sâm.
Cây nhân sâm của Trấn Nguyên Tử sinh ra từ khi càn khôn còn hỗn độn, trời đất còn mờ mịt chưa phân. Khắp tứ đại bộ châu trong thiên hạ thì chỉ có Ngũ Trang Quán ở Tây Ngưu hạ châu là sản sinh ra cây ấy, có tên là “Vạn Thọ thảo hoàn đơn”, cũng gọi là “Nhân sâm quả”.
Năm đó Tôn Ngộ Không đại nào Ngũ Trang Quán, đánh đổ cây nhân sâm, phải nhân lúc nửa đêm vội vàng dẫn theo mọi người chạy trốn, nhưng Trấn Nguyên Tử dễ dàng đuổi kịp.
Ba đồ đệ của Đường Tăng hiệp lực đánh trả, nhưng chưa kịp xuất chiêu đã bị Trấn Nguyên Tử tóm gọn vào ống tay áo.
Ngộ Không đành đi khắp trên trời dưới đất để cầu cứu các tiên nhân khác ra tay cứu sống lại cây nhân sâm đã bị đánh đổ lúc trước. Nhưng không ai đủ phép thuật để giúp nên Tôn Ngộ Không đành tìm đến Quan Âm liền bị quở trách:
“Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhân nhượng 3 phần”
Phân tích thực của Trấn Nguyên Đại Tiên
Để phân tích về thực lực của Trấn Nguyên Tử, trước hết thấy là khi thày trò Đường Tăng bị nguy khốn tại Vạn Thọ Sơn, Ngũ Trang quan, Tôn Ngộ Không đi tìm thuốc cứu cây nhân sâm nhưng cầu cứu nhiều nơi không có kết quả. Sau đó gặp Bồ Tát ở núi Lạc Già, đoạn chuyện trò đó có những câu thế này: “Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhân nhượng 3 phần”. Chữ “nhượng” này rất dễ hiểu nhầm, rất nhiều người lý giải thành “ta cũng phải sợ ông ta 3 phần”.
Thực ra ý nghĩa của nó phải là: “Trấn Nguyên Tử rất lợi hại, ta không muốn rước phiền phức, nhưng cũng không có nghĩa là ta sợ ông ta, chỉ là vì nếu ta gây sự với ông ta sẽ rất phiền toái không dứt ra được”. Cho nên từ câu nói của Quan Âm Bồ Tát có thể nói thực lực của Trấn Nguyên Tử còn hơi kém hơn Quan Âm một chút.
Điều thứ hai là Quan Âm và Tề Thiên Đại Thánh cùng tới Ngũ Trang quan, Trấn Nguyên Tử và thày trò Đường Tăng cùng hốt hoảng vội vàng ra bảo điện nghênh tiếp. Trấn Nguyên Tử hoảng hốt là vì sợ, vì sợ hãi mà hoảng hốt, cho nên Trấn Nguyên Tử thực lực chưa đạt tới ngang với Bồ tát Quan Âm.
Sau đó một đoạn trong truyện lại nói thế này: Đại tiên khom lưng tạ ơn Bồ tát rằng: “Công việc của tiểu khả, đâu dám phiền lão bồ tát hạ giáng”. Đây là lễ tiết của kẻ hạ thuộc đối với bề trên, mà Trấn Nguyên Tử lại không phải là người trong Phật giáo, cũng không phải thần tiên trên trời, đối với Quan Âm không có quan hệ trên dưới, cũng không có danh phận trên dưới của đẳng cấp thần tiên. Thế thì nói như vậy, chỉ chứng minh là thực lực của Trấn Nguyên Tử không phải đối thủ của Quan Âm. Thêm nữa, Trấn Nguyên Tử là tiên thời Tam Thanh, cho nên tuổi tác so với Quan Âm sợ rằng không biết còn lớn hơn bao nhiêu.
Tổng hợp các chi tiết trên lại mà nói, Trấn Nguyên Tử thực lực so với Quan Âm Bồ tát còn kém một bậc. Trấn Nguyên Tử xuất hiện cũng chỉ có một hồi này, sau khi ông ta nhận được giản thiếp của Nguyên Thủy Thiên Tôn thì không dám làm trái. Do dó, có thể nói Trấn Nguyên Tử thuộc phái của Nguyên Thủy Thiên Tôn.