Vua Tần Thủy Hoàng

0
720

Tần Thủy Hoàng hay còn gọi là “vị vua tàn ác ” tên thật là Doanh Chính, là vị vua thứ 36 của Trung Quốc . Ông bị ám ảnh về cái chết nên từ lúc 13t, ông đã chọn địa điểm để khi chết chôn mình ở đó . Mặc dù ông giết người như giết cỏ nhưng lại tìm thuốc trường sinh để có thể trị vì mãi mãi . ( không coi trọng tính mạng người khác thì sao lại bảo vệ tính mạng mình ? ) . Đội quân đất ra đời từ đây, ông xây cho mình 1 thế giới thu nhỏ của ông và những binh lính đất nung để sau khi chết vẫn có thể làm ông nội người ta ở thế giới bên kia .

THUỐC TRƯỜNG SINH BẤT TỬ

Tần Thủy Hoàng là người sợ cái chết, thật đáng cười khi vị vua sẵn sàng giết người thân cận để bảo vệ bí mật, ám sát hoàng thân, thiêu đốt dân quân để đoạt mộng làm chủ thiên hạ,…nhưng lại vô cùng sợ cái chết .
Vào những năm cuối đời, ông bắt đầu sợ hãi và bị ám ảnh với thứ thuốc có khả năng giúp mình bất tử, đó cũng là thời cơ cho những tên quan nịnh thần giở trò lừa vị vua này .

CUNG ĐIỆN
Cung A Phòng hay Cung A Bàng là nơi do Tần Thủy Hoàng xây dựng để nghỉ mát . Cung A Phòng đã rộng lớn tới mức “chiều từ Đông sang Tây của phần điện phía trước dài 500 bộ (hơn 800 mét), chiều Nam sang Bắc dài 50 trượng (hơn 150 mét), phía trên có thể ngồi được hàng chục ngàn người, phía dưới có thể dựng được cột cờ 5 trượng khiến nhiều người phải thốt lên: ” á đù “
3 SỰ KIỆN KÌ BÍ TRƯỚC CÁI CHẾT CỦA ÔNG:

Chiêm tinh dự đoán đến cái chết của Tần Thủy Hoàng

Các bậc đế vương Trung Hoa tự nhận mình là “thiên tử”, tức con trời. Bởi lẽ vì vậy mà các đời vua trị vì đều coi trọng việc chiêm tinh. Những hiện tượng thiên văn đặc biệt đều xuất hiện theo ý trời, là thiên ý không thể làm khác – người xưa quan niệm.

Các nhà chiêm tinh vì lo sợ bị giết nên đã giấu kín hiện tượng này: huỳnh hoặc thủ tâm. Người xưa gọi sao Hỏa là “huỳnh hoặc” hay “tâm túc”, là “chòm sao bọ cạp” của thiên văn học hiện đại.

Dựa vào sử lý và các thuật toán hiện đại, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã khẳng định vào năm 210 trước Công Nguyên là năm Tần Thủy Hoàng băng hà, huỳnh hoặc thủ tâm đã xuất hiện. Hiện tượng này bị xem là “đại hung chi triệu”, điềm báo có tai họa lớn, nhẹ thì Hoàng đế mất ngôi, nghiêm trọng thì nhà vua băng hà.

Thiên thạch rơi

Năm 211 trước Công nguyên, sát năm vị vua nhà Tần băng hà, một thiên thạch đã rơi xuống vị trí Đông Quận, một phần của lành thổ nước Tần tiếp giáp giữa 2 nước Tần – Tề, nay thuộc thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

Trên thiên thạch có người khắc 7 chữ “Thủy Hoàng Đế tử nhi địa phân”, nghĩa là sau khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng chết, quốc gia sẽ lại xuất hiện chiến loạn và triều Tần theo đó mà diệt vong.

Tần Thủy Hoàng biết được liền phái người đi điều tra. Tuy nhiên, không ai nhận là người đã viết dòng chữ trên nên vua sai giết tất cả những người sống gần đó. Tảng thiên thạch sau đó cũng bị đốt cháy và nghiền thành bột.

Ngọc bích rơi xuống sông rồi lại trở về báo điềm gở

Mùa Thu năm Tần Thủy Hoàng băng hà, một vị sứ giả từ Quan Đông đi đường đêm ngang qua con đường “Hoa âm bình thư”, trong lúc ấy có một người tay cầm ngọc bích đã chặn sứ giả lại, yêu cầu sứ giả mang viên ngọc bích này trong tay ông rồi dâng lên vua Tần.

Người này cũng nói, “kim niên Tổ Long Tử, tức là năm nay Rồng Tổ sẽ chết. Sứ giả hỏi nguyên do thì người này đã biến mất.

Sự kiện “trầm bích” nói về việc Tần Thủy Hoàng nhận lại ngọc bích đã thả xuống sông và được biết điềm gở

Tần Thủy Hoàng sau khi được nghe sứ giả thuật lại liền hiểu rằng Tổ Long ám chỉ mình. Ông cho người kiểm tra lại miếng ngọc thì bàng hoàng phát hiện ra đó chính là miếng ngọc năm năm 28 tuổi Thủy Hoàng thả xuống sông để tế Thủy Thần trong lúc ra ngoài tuần tra.

Năm 210 trước Công nguyên thời điểm Tần Thủy Hoàng chết, ông cũng đã tiến hành chuyến tuần du thứ 5 và cũng là lần cuối ông đi để không trở về . Ông đột ngột qua đời tại hành cung Sa Khâu, bí mật nhà vua băng hà khi đang ở ngoài hoàng cung được những thân tín giữ bí mật .
Suy cho cùng, Tần Thủy Hoàng là một vị vua đáng thương nhưng… đó là những năm cuối đời .