Tam Hoàng

0
1488

Sau thời của Bàn Cổ, thế gian xuất hiện 3 vị thần mà người ta gọi là Tam Hoàng, gồm có: Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông.Phục Hy: Ông được coi là thủy tổ của loài người. Mình người, thân rắn, trí tuệ tinh thông. Phục Hy là vị thần sáng tạo ra chữ viết, nghề đánh cá, săn bắt… và là người vẽ ra hệ thống bát quái, tạo ra Kinh Dịch ( Kinh Dịch là cuốn sách kinh điển của Trung Hoa cổ đại, ban đầu viết về hệ thống bói toán, về sau phát triển dần thành cuốn sách về hệ thống triết học, tư tưởng của người Á Đông cổ đại ).

Nữ Oa: Bà là em gái của Phục Hy, cũng mình người, thân rắn. Tương truyền Phục Hy và Nữ Oa sinh ra khi ngọn núi Côn Lôn thành hình. Tuy là anh em, nhưng cả hai đều có nguyện vọng nên vợ nên chồng. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.

Thần Nông: Thường được gọi là Viêm Đế. Ông là vị duy nhất trong Tam hoàng có hình thù con người toàn vẹn, không nửa người nửa rắn như hai vị kia, nhưng trên trán lại có sừng. Ông là người đã dạy dân nghề làm ruộng, trồng ngũ cốc, chế ra cày bừa, phát triển nghề làm thuốc trị bệnh…