3 huynh đệ Thanh Sư Vương, Bạch Tượng Vương, Kim Sí Điểu của Sư Đà Lĩnh

0
8003

su-da-linh-tay-du-ky

Nguồn gốc

Đây có thể coi là một trong những trận đối đầu hấp dẫn nhất trong Tây Du Ký, và cũng là kiếp nạn vất vả nhất với 4 thầy trò Đường Tăng.

Nguyên trên nũi Sư Đà, có động Sư Đà. Trong động có 3 con yêu quái làm vương tại đây, con nào cũng thần thông quảng đại, bản lĩnh đầy người, dưới trước lại có cả vạn quân lính tiểu yêu, uy thế vô cùng lớn. Nghe đâu gửi thư lên núi Linh Sơn thì 500 La Hán phải nghênh tiếp, giới thiệu lên Thiên cung thì Nhị thập bát tú cũng phải kính nhường, là bằng hữu với Tứ hải long vương, bạn rượu với Thập điện minh vương, còn hội thổ địa sơn thần thì không dám cãi một phép.

Trong tác phẩm có đoạn một tiểu yêu đi tuần núi tự hào giới thiệu: “Đại Vương Thanh Sư một hơi nuốt hết 10 vạn thiên binh, Nhị Vương Bạch Tượng một vòi quét cả ngàn quân, Tam Vương Đại Bàng sở hữu bình Âm Dương Nhị Khí, bị nhốt trong đó thì chỉ 1 giờ 3 khắc là hóa thành nước”.

3 tên yêu quái này có bản lĩnh gì mà uy thế lớn đến vậy?

Con thứ nhất, anh cả, là Thanh Sư Vương ( sư tử xanh), hay còn gọi là Sư Lợi vương. Vốn năm xưa từng giết quốc vương nước Ô Kê, giả mạo quốc vương để chiếm ngôi, về sau bị thầy trò Đường Tăng lật tẩy, nó chạy đến Sư Đà lĩnh này, kết nghĩa cùng 2 con yêu khác, tự xưng là Thanh Sư vương.To khỏe cục mịch, thích dùng đại đao, tính tình nóng nảy, hơi có vẻ đần độn. Nó vốn là thú cưỡi của Văn Thù Bồ Tát trốn xuống trần, về sau cũng bị Văn Thù xuống thu phục.

Con thứ là Bạch Tượng Vương ( voi trắng), thú cưỡi của Phổ Hiền Bồ Tát, tính tình có vẻ trầm tĩnh, thông minh hơn Thanh Sư Vương. Có skill dùng vòi quấn người.

Con thứ ba là Kim Sí Điểu ( đại bàng). Tuy là em út, nhưng có xuất thân cao quý hơn 2 thằng anh nhiều. Nguyên từ thời thượng cổ, Phượng hoàng là chúa của loài chim, sinh ra Khổng tước và Đại bàng. Khổng tước nuốt Như Lai, Như Lai đục thủng bụng Khổng tước chui ra, toan giết chết nó thì các đệ tử can rằng “giết nó như giết mẹ mình”. Vì thế Như Lai tha chết cho Khổng tước, lại tôn lên làm Phật Mẫu. Chính vì thế, về vai vế thì Như Lai phải gọi Kim Sí Điểu bằng cậu xưng cháu.

Kim Sí Điểu không những thông minh, bản lĩnh lại vô cùng cao cường, đánh cho Ngộ Không thua xiểng liểng, lại có phép bay cực nhanh, vỗ cánh 1 lần bay xa 9 vạn dặm, vỗ 2 lần là bắt được Ngộ Không. Sau khi đánh thắng Ngộ Không, định tấn công cả Như Lai nhưng bị Như Lai hàng phục

Đánh Giá

Tôn Ngộ Không đích thị là một anh hùng trong Tây Du Ký, mệnh danh là Tề Thiên Đại Thánh, bản lĩnh thần thông, đại náo Thiên Cung Địa Phủ, uy danh Tam Giới. Tuy nhiên khi gặp Kim Sí Điều, lão Tôn thực sự là thua đứt đuôi, vừa thua về pháp thuật vừa thua về xuất thân.

Khi đối đầu trực diện với nhau, Tôn Ngộ Không không thể ngờ rằng Kim Sí Điểu pháp lực vô biên, võ lực siêu cường. Tề Thiên Đại Thánh hoàn toàn không phải đối thủ, chỉ có thể chạy đến Linh Sơn xin Như Lai Phật Tổ cứu giúp.

Sau đó thân thế của Đại Bàng Tinh được hé lộ. Như Lai Phật Tổ phải gọi Kim Sí Điểu là cậu ruột, thân thế địa vị đằng sau đều cao quý, Tôn Ngộ Không hoàn toàn bất lực, tự cảm thấy mình thấp kém không có cửa so bì.