Thiên Hậu Nương Nương

0
1521

Có lẽ trong tất cả chúng ta ít nhiều đều từng được nghe nói đến tục “vay tiền” thần linh vào đầu năm mới để lấy lộc làm ăn. Ở Nam Bộ, vị nữ thần được nhiều người tin tưởng để vay vốn nhất chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu_một vị nữ thần có xuất xứ từ văn hóa Trung Hoa.Lịch sử:
Tương truyền, bà sinh vào ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân tại đảo Mi Châu tỉnh Phúc Kiến ngày nay. Bà ở trong bụng mẹ tận 14 tháng mới chào đời và được cha mẹ đặt tên Lâm Mặc Nương, vừa sinh ra khắp người tỏa hương thơm và chói lọi ánh hào quang. Đến năm 8 tuổi bà biết đọc biết viết (phụ nữ ngày xưa không được đi học, bà tự nhiên mà biết chữ), năm 11 tuổi bà tu theo nhà Phật cho đến năm 13 tuổi thì được thần Võ Y hạ phàm ban cho thiên thư “Nguyên vị bí quyết” sau đó y theo mà tu tập đắc đạo Tiên, lúc đắc pháp thuật thường cưỡi chiếu bay trên biển, bà còn giúp người dân trên đảo xem thiên văn giúp ngư dân thuận việc đánh cá,.
Một số thông tin khác thì cho rằng bà là cháu của Tổng đốc tại đảo Mi Châu lúc bấy giờ, do lúc sinh ra không hề la khóc nên gọi là Mặc Nương (cô gái im lặng). Gia đình có cha và anh trai thường đi buôn xa, một hôm bà nằm mơ thấy hai người họ gặp sóng to gió lớn úp thuyền mà vong mạng, bà vừa thức giấc thì hung tin báo về thật. Đến 15 tuổi đã giỏi bơi lội, 16 tuổi trong lúc bơi bà tình cờ nhặt được hai miếng bùa đồng rồi mang về tu luyện theo. Sau đắc thần thông thường dùng phép cứu người đi biển, thu phục ác thần (trong đó có cả Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ), bà còn dạy dân cách dùng rong biển cứu đói, dùng chiếu cột làm cánh buồm, trừ thủy quái. Có người nói rằng mồng 9 tháng 9 năm 987 vào đúng năm 28 tuổi bà đã lên núi rồi làm phép bay về trời. Người ta cho rằng bà chính là con gái của Ngọc Hoàng đã giá lâm giúp dân nên về sau còn gọi là Ma Tổ. Sau khi hóa thánh bà thường hiện về trong hình dáng thiếu nữ mặc y phục đỏ, cầm đèn lồng soi đườg cho những người đi biển.
Do bà thường hiển linh cứu ngư dân thoát thủy nạn, họ nhớ ơn tôn làm Thông Hiền Linh Nữ và lập miếu thờ phụng. Đời sau vua Tống phong là Hải Nam Thần Nữ, đến vua Tống Cao Tông thì phong Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu Nhân. Đến đời vua Nguyên Thế Tổ lại phong bà là Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi. Về sau Khang Hy gọi là Thiên Hậu. Cái tên Thiên Hậu tồn tại cho đến ngày nay.Thờ phụng:
Từ đảo Mi Châu, sự linh ứng của bà được người ta truyền tai nhau, các vùng có biển đều thờ bà để phò hộ dân chài. Từ đó các tỉnh như Chiếc Giang, Quảng Đông, Hải Nam cho đến đảo Đài Loan cũng đều thờ bà rộng rãi. Người Hoa di cư qua các nước sinh sống bằng đường thủy đã cập bến an toàn đều thờ bà tưởng nhớ công ơn. Ở Việt Nam, người Hoa từ Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Đông,… di dân đến nước ta qua đường biển rồi lập nghiệp từ các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Biên Hòa_Đồng Nai, Bề Ngạn_Chợ Lớn cho đến tận miền Tây như Mỹ Tho, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau trong lúc di chuyển trên sóng nước các thuyền đều có thờ bà cầu mong tai qua nạn khỏi và quả nhiên chuyến đi tìm vùng đất mới vô cùng thuận lợi, cộng đồng Hoa sống tại đất Việt lại mau chóng thích nghi rồi mở rộng làm ăn buôn bán rồi phát triển thịnh vượng cho đến ngày nay được cho là nhờ có sự phù hộ của bà nên họ vô cùng tôn sùng kính ngưỡng.
Tại các hội quán, miếu hoặc chùa thờ bà Thiên Hậu ở Việt Nam thường bày trí theo phong cách giao thoa văn hóa Việt-Hoa. Tượng bà mặc áo đội mão sặc sỡ, tay thường cầm ngọc như ý hoặc lệnh bài, ngồi trên kim đài hoặc đạp trên sóng nước, tượng đặt trong khám, hai bên khám là lọng đỏ, trong khám có dán kim huê, trước khám là hương án và đồ tam sự. Bên phải bàn thờ thường đặt một chiếc thuyền nhỏ gọi là Thuyền Thuận Phong nhằm gợi nhắc công ơn bà phù hộ người Hoa di cư sang nước Việt, bên cạnh bà thường có tượng hai nữ hầu hoặc đồng tử, gần hương án là hai vị nam thần Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ. Hiện nay, bà Thiên Hậu không chỉ là thần biển mà còn vị thần bảo hộ sức khỏe, ban phát thịnh vượng, tài lộc và chăm sóc cho thai nhi, trẻ em. Người Việt nhận được nhiều sự linh ứng từ bà nên cũng vô cùng tôn sùng, họ quen gọi là Mẹ Thiên Hậu và cũng từ đó, Thiên Hậu Nương Nương của người Hoa còn được gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Lễ vía:
Ngày vía chính thức của Thiên Hậu Nương Nương là 23 tháng 3. Vào ngày này cộng đồng người Hoa tổ chức lễ vía linh đình gồm các nghi thức như tắm bà, thay xiêm y, nghêm kiệu bà, múa lân múa rồng, hát Triều hát Quảng. Thế nhưng đối với động cồng người Việt thì lại thường xuyên cúng lễ bà vào ngày vay vốn đầu năm là rằm tháng Giêng.