Thần thú Bạch Hổ

0
838

Thần thú Bạch Hổ

Bạch Hổ là Thần Thú thứ hai được nhắc đến trong Tứ Tượng sau Thanh Long. Trong các truyền thuyết cổ xưa, Hổ luôn là một loài vật dũng mãnh và uy nghi, thường xuyên xuất hiện bên cạnh Rồng để hàng phục yêu ma, quỷ quái.

Bạch Hổ cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng. Bạch 白 là chỉ màu trắng của ánh sáng ánh kim, Hổ 虎 thì tất nhiên là Hổ rồi, Bạch Hổ là con Hổ màu trắng, hổ bạch. Màu trắng là màu đại diện cho Hành Kim trong phong thủy. Ngoài ra Bạch Hổ còn đại diện cho mùa Thu, cho sự thiện chiến, oai hùng ngoài chiến trường.

Ta thường biết, Hổ trong dân gian xưa rất hay được coi trọng, thậm chí còn được thờ phụng. Người ta thường xây tượng Hổ, vẽ hình Hổ ở ngoài cửa nhằm xua đuổi ma quỷ, đeo vuốt Hổ cũng nhằm mục đích đẩy lùi bệnh tật, hay ngoài ra nhiều người còn cho rằng nếu chẳng may gặp điều xấu, đun da Hổ uống có thể thành gặp điềm lành.

Cũng giống Thanh Long, Bạch Hổ cũng được giao cho cai quản một vùng trời là vùng trời phía Tây (Tây Phương Bạch Hổ). Bảy chòm sao trong thiên văn đại biểu cho Bạch Hổ nằm ở phía tây:

  1. Khuê Mộc Lang (Khuê): Con sói.
  2. Lâu Kim Cẩu (Lâu): Con chó/ con hẩu/ con hống/ con muông.
  3. Vị Thổ Trĩ (Vị): Chim trĩ.
  4. Mão Nhật Kê (Mão): Con gà.
  5. Thất Nguyệt Ô (Tất): Con quạ.
  6. Chủy Hỏa Hầu (Chủy): Con khỉ.
  7. Sâm Thủy Viên (Sâm): Con vượn.

Trong các chòm đó, thì chỉ có hai chòm Chủy và Sâm tạo thành hình con hổ, với Chủy là đầu hổ, Sâm là bốn chân và thân hổ. Các chòm này xuất hiện giữa trời vào mùa thu

Có một điều thú vị là vì trong Ngũ hành Hành Kim được tượng trưng bởi màu trắng, do đó nên tên của thần thú này mới là Bạch Hổ, từ đó người ta mới mường tượng ra con Hổ với bộ lông màu trắng.