Trong văn hóa Ai Cập cổ đại, thần Ra (hay Re) là thần Mặt trời. Ông là vị thần tối cao vào vương triều thứ năm. Thần này được kết hợp với thần Amun của thành Thebes để sinh ra vị thần đầu tiên của các vị thần Ai Cập. Được miêu tả là ánh nắng mặt trời vào buổi trưa.
Đối với người Ai Cập, Mặt Trời đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và sự tăng tQrưởng. Điều này làm cho các vị thần Mặt Trời rất quan trọng vì Mặt Trời được xem là người cai trị của tất cả những gì ông đã tạo ra, khác với Hy Lạp là thần Sấm chớp hay Bắc Âu là thần Tri thức. Người ta thường biểu thị bằng đĩa Mặt Trời, một vị thần với hình hài đầy đủ hay con mắt của thần Ra.
Ra được hình dung là đang du hành trên một trong hai con thuyền mặt trời được gọi là Mandjet – Con thuyền của hàng triệu năm hoặc thuyền của buổi sáng, và Mesektet – thuyền của buổi tối. Hai con thuyền này đưa ông đi trên chuyến hành trình của mình xuyên qua bầu trời và xuống tận thế giới âm ty. Khi Ra du hành trên con thuyền mặt trời của mình, ông đi cùng với các vị thần khác nhau bao gồm thần Sia và Hu cũng như Heka. Thỉnh thoảng ông được sự giúp đỡ của gia đình chín vị thần Ennead trên hành trình của mình, bao gồm Set người đã vượt qua con rắn hỗn mang độc ác Apophis, và Mehen người bảo vệ chống lại những con quái vật của thế giới âm ty.
Apophis, một con rắn khổng lồ đã cố gắng ngăn chặn cuộc hành trình của con thuyền mặt trời mỗi đêm bằng cách làm chi phối hay ngăn cản cuộc hành trình nhờ bài hát của nó với ánh mắt thôi miên. Vào buổi tối, người Ai Cập tin rằng Thần Ra dưới hình hài của Atum hoặc dưới hình dạng của một con cừu đực (Khnum). Mesektet hay Con thuyền của Ban đêm sẽ chở ông xuyên qua thế giới Âm ty và quay trở lại phía Đông để chuẩn bị cho sự tái sinh của mình.
Những huyền thoại về Thần Ra đại diện cho mặt trời mọc là sự tái sinh của mặt trời bởi Nữ thần Bầu trời Nut, do đó việc gán các khái niệm về sự tái sinh và đổi mới của Thần Ra cũng như làm tăng vai trò của mình như là một thần sáng tạo là điều dễ hiểu.
Với người Ai Cập, mọi cách tạo ra sự sống đều do Ra tạo nên. Do vậy, người Ai Cập tự gọi mình là “Vật nuôi của thần Ra”. Thần tạo ra thần mưa Tefnut và thần gió Shu, còn Sekhmet được tạo ra từ ngọn lửa rơi ra từ mắt của Ra.
Người Ai Cập tin rằng khi Ra khóc, con người từ đấy sinh ra. Rồi Ra còn cắt mình làm hai, tạo ra hai nửa của bản thân, làm hiện thân cho trí não và quyền lực. Hai nửa đấy là Sia – đại diện cho trí não và Hu – đại diện cho quyền lực. Ngoài là Mặt Trời vĩ đại, Ra còn là vị thần ban mùa màng, tạo ra động-thực vật, sắp xếp ngày, tháng, năm…
Ra có một loạt cách xuất hiện khác nhau. Hình dạng đầu tiên là thân người, đầu chim ưng, trên đội đĩa Mặt Trời mà có con rắn quấn quanh. Khi là Khepri, thần có mặt của con bọ cánh cứng. Hoặc thần mang đầu của một con cừu đực. Ngoài cơ thể người và đầu thú, Ra còn xuất hiện trong hình dạng động vật như bọ cánh cứng, cừu đực, rắn, bò, mèo, sư tử, con diệc… Đôi khi còn được mô tả quá lên như da vàng, xương bạc, tóc là đá Lapis Lazuli.
Sekhmet, Hathor, Ma’at, Tefnut, Shu và Bastet là con gái của Ra.