QUỶ ĐỊA TRONG VĂN HÓA SCOTLAND

0
279

Trong truyền thuyết Scotland, Quỷ Địa (Guidman’s Grunde) là phần đất canh tác bị bỏ trống, không sử dụng. Việc hiến đất cho quỷ là một tục lệ nhằm xua đuổi điềm gở, đặc biệt là bệnh tật lây lan trong đàn gia súc. Những cái tên khác là Halyman’s Rig (Đồi thiêng) ,the Goodman’s Fauld (Cánh đồng của quỷ) ,the Gi’en Rig (Đất dâng hiến) ,the Deevil’s Craft (Lãnh địa của quỷ), Clootie’s Craft (Đất chết),the Black Faulie (Vùng đất đen) ,and Given Ground (Địa hiến). Nhiều tên vậy nhưng cái nào cũng khó dịch muốn chết.

Giáo hội Công Giáo coi đây là một tục lệ hiến tế cho quỷ và trưng thu tiền phạt rất nặng những ai thực hiện theo. Nếu tin rằng sức mạnh của Quỷ Địa mạnh tới mức nông dân có thể chống lại nhà thờ và không trả tiền phạt, họ đang tự giáng họa xuống mình và khiến đàn gia súc có thể mất mạng.
Quỷ Địa đóng vai trò lớn trong vụ xét xử phù thủy Jonet Whishert ở Aberdeen năm 1596. Có bằng chứng cho rằng Whishert đã được nhìn thấy tại Quỷ Địa, từ thắt lưng trở xuống không mặc gì, cúi mình để hôn vào dương vật Quỷ Vương.

Những cánh đồng cuối cùng từng là Quỷ Địa đã trở thành đất canh tác vào đầu thế kỷ 19 bởi áp lực từ nền kinh tế.